Môn Mĩ thuật Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có phải môn học bắt buộc?

Môn Mĩ thuật Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có phải môn học bắt buộc đối với học sinh cấp 1 cấp 2 cấp 3 không?

Môn Mĩ thuật Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có phải môn học bắt buộc?

Căn cứ Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển của thời đại.
...
Nội dung giáo dục mĩ thuật được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Mĩ thuật là nội dung giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Chương trình tạo cơ hội cho học sinh làm quen và trải nghiệm kiến thức mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; hình thành, phát triển ở học sinh khả năng quan sát và cảm thụ nghệ thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới; khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các giá trị văn hoá, thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Mĩ thuật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung giáo dục mĩ thuật được mở rộng, phát triển kiến thức, kĩ năng mĩ thuật đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tiếp cận các nhóm ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và có tính ứng dụng trong thực tiễn; giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng phản biện phân tích và sáng tạo nghệ thuật; hiểu được vai trò và ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống; tạo cơ sở cho học sinh được tìm hiểu và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội.

Theo đó, môn Mĩ thuật Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9.

Môn Mĩ thuật Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có phải môn học bắt buộc?

Môn Mĩ thuật Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có phải môn học bắt buộc? (Hình từ Internet)

Quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Mĩ thuật là gì?

Căn cứ Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, quan điểm xây dựng chương trình như sau:

Chương trình môn Mĩ thuật quán triệt quan điểm và các định hướng được nêu trong Chương trình tổng thể; đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh một số quan điểm sau:

(1). Chương trình môn Mĩ thuật tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận văn hoá, nghệ thuật dân tộc và thế giới trên cơ sở vận dụng những kiến thức cơ bản của mĩ thuật, kết hợp với khoa học giáo dục.

(2). Chương trình môn Mĩ thuật chọn lọc những kiến thức phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học.

Thông qua các nội dung, hình thức tổ chức dạy học, trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu cần đạt, chương trình được thiết kế linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh, các cơ sở giáo dục và địa phương.

Trong quá trình thực hiện, chương trình thường xuyên được cập nhật, phát triển phù hợp với sự phát triển nghệ thuật và yêu cầu của thực tiễn.

Nội dung giáo dục cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Mĩ thuật?

Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình môn Mĩ thuật phát triển hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng, trong đó nền tảng kiến thức cơ bản dựa trên yếu tố và nguyên lí tạo hình.

Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục gồm Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thủ công; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật được giới hạn trong phạm vi làm quen với tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hóa nghệ thuật và được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật.

Ở cấp trung học cơ sở, nội dung giáo dục gồm Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật được giới hạn trong phạm vi tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hóa nghệ thuật và được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật.

Ở cấp trung học phổ thông, học sinh mỗi lớp 10, 11, 12 được lựa chọn 04 nội dung trong 10 nội dung bao gồm: Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh, Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện, Kiến trúc; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật vừa được thực hiện độc lập vừa bảo đảm lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật.

Môn mĩ thuật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Môn Mĩ thuật Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có phải môn học bắt buộc?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;