Môi trường giáo dục thân thiện được hiểu như thế nào?

Như thế nào là môi trường giáo dục thân thiện? Cơ sở giáo dục phải bảo đảm môi trường giáo dục thân thiện?

Môi trường giáo dục thân thiện được hiểu như thế nào?

Môi trường giáo dục thân thiện hay môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo Điều 1 Nghị định 80/2017/NĐ-CP áp dụng cho:

- Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục)

- Lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dạy kỹ năng, lớp dạy năng khiếu, lớp dạy văn hóa, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường (sau đây gọi chung là lớp độc lập) có người học dưới 18 tuổi;

- Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, thì môi trường giáo dục thân thiện được định nghĩa là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.

Môi trường giáo dục thân thiện được hiểu như thế nào?

Môi trường giáo dục thân thiện được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở giáo dục phải bảo đảm môi trường giáo dục thân thiện như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2017/NĐ-CP thì cơ sở giáo dục phải phải bảo đảm môi trường giáo dục thân thiện bằng các hoạt động sau:

- Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai;

- Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục có sự tham gia của người học;

- Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thông tin;

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, từ thiện vì cộng đồng, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý của người học;

- Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, công tác trợ giúp người học;

- Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.

Trách nhiệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo và Ủy ban nhân dân các cấp đối với môi trường giáo dục thân thiện ra sao?

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đối với môi trường giáo dục thân thiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 80/2017/NĐ-CP như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.

- Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

*Về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Điều 7 Nghị định 80/2017/NĐ-CP).

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.

- Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.

- Hướng dẫn công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trường học.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

* Về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 13 Nghị định 80/2017/NĐ-CP).

- Chỉ đạo triển khai việc bảo đảm quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo phân cấp quản lý.

- Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của địa phương bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trong cơ sở giáo dục, lớp độc lập; điều tra và xử lý vụ việc bạo lực học đường, gây mất an toàn cho cơ sở giáo dục, lớp độc lập theo phân cấp quản lý.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục, lớp độc lập trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo phân cấp quản lý.

Môi trường giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Môi trường giáo dục lành mạnh là như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Môi trường giáo dục thân thiện được hiểu như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 270

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;