Môi trường giáo dục lành mạnh là như thế nào?
- Môi trường giáo dục lành mạnh là như thế nào?
- Môi trường giáo dục lành mạnh thì cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục bảo đảm các yêu cầu nào?
- Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy trong môi trường giáo dục lành mạnh như thế nào?
- Hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn lành mạnh được quy định như thế nào?
Môi trường giáo dục lành mạnh là như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa.
Như vậy, có thể thấy môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực;
Trong môi trường giáo dục lành mạnh người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa.
Môi trường giáo dục lành mạnh là như thế nào? (Hình từ Internet)
Môi trường giáo dục lành mạnh thì cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục bảo đảm các yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định môi trường giáo dục lành mạnh thì cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Có khuôn viên, cổng trường, biển tên trường, tường rào, hàng rào, sân vườn, cây xanh bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện;
- Có sân chơi, bãi tập, khu để xe phù hợp và thân thiện với người học;
- Có khối phòng học, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát, có bàn ghế phù hợp với người học. Có khu nhà ăn, nhà nghỉ đối với các cơ sở giáo dục tổ chức bán trú, nội trú;
- Có công trình vệ sinh, nước sạch và các công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thân thiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy trong môi trường giáo dục lành mạnh như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy như sau:
Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy
1. Đối với cơ sở giáo dục:
a) Tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học; không chứa đựng các yếu tố kích động bạo lực, khiêu dâm; không trái với văn hóa, lịch sử Việt Nam; không có định kiến giới, phân biệt đối xử;
b) Có tài liệu, học liệu về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại;
c) Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet và website đáp ứng yêu cầu dạy và học; được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nội dung an toàn, lành mạnh, phù hợp với độ tuổi người học.
2. Đối với lớp độc lập: Tối thiểu phải đạt yêu cầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Như vậy, môi trường giáo dục lành mạnh có yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy như sau:
- Tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học; không chứa đựng các yếu tố kích động bạo lực, khiêu dâm; không trái với văn hóa, lịch sử Việt Nam; không có định kiến giới, phân biệt đối xử;
- Có tài liệu, học liệu về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại;
- Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet và website đáp ứng yêu cầu dạy và học; được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nội dung an toàn, lành mạnh, phù hợp với độ tuổi người học.
Hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn lành mạnh được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn lành mạnh được quy định như sau:
- Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai;
- Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục có sự tham gia của người học;
- Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thông tin;
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, từ thiện vì cộng đồng, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý của người học;
- Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, công tác trợ giúp người học;
- Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.
- Từ năm 2025, học sinh vi phạm giao thông sẽ bị hạ hạnh kiểm?
- Phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước của hệ thống sông Hồng? Học sinh được nhận bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trong bao lâu?
- Công thức tính diện tích tứ giác là gì? Hành vi ứng xử của học sinh tiểu học trong học tập như thế nào?
- Mẫu lời chúc thi tốt hay nhất? Học sinh được tổ chức học lại để xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở khi nào?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội hiện tượng đời sống điểm cao? 3 chuyên đề học tập môn Ngữ văn học sinh lớp 11 là gì?
- Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về tình yêu quê hương của thế hệ trẻ hiện nay? Thời lượng dạy môn văn lớp 5 là bao nhiêu tiết?
- Top 5 mẫu viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên ông bụt lớp 4 hay nhất? Mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học?
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?