Mỗi trường cao đẳng sư phạm có tối đa mấy phó hiệu trưởng?

Phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm có phải thành viên của Hội đồng trường? Một trường cao đẳng sư phạm được phép có tối đa bao nhiêu phó hiệu trưởng?

Mỗi trường cao đẳng sư phạm có tối đa mấy phó hiệu trưởng?

Căn cứ Điều 11 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định về phó hiệu trưởng như sau:

Phó hiệu trưởng
1. Phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm là người giúp hiệu trưởng trong quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường. Tùy theo quy mô đào tạo, mỗi trường cao đẳng sư phạm có không quá 03 phó hiệu trưởng.
....
3. Phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm có nhiệm vụ trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của hiệu trưởng; được thay mặt hiệu trưởng giải quyết và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và pháp luật đối với công việc đã giải quyết; có trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng, hội đồng trường về tình hình thực hiện công việc được giao.
4. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm là 05 năm.
5. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm được thực hiện như đối với hiệu trưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Điều lệ này

Như vậy, tùy theo quy mô đào tạo, mỗi trường cao đẳng sư phạm có không quá 03 phó hiệu trưởng. Ngoài ra, phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm có nhiệm kỳ là 05 năm.

Mỗi trường cao đẳng sư phạm có tối đa mấy phó hiệu trưởng?

Mỗi trường cao đẳng sư phạm có tối đa mấy phó hiệu trưởng? (Hình từ Internet)

Phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm có phải thành viên của Hội đồng trường?

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định về hội đồng trường như sau:

Hội đồng trường
...
2. Số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường của trường cao đẳng sư phạm được quy định như sau:
a) Số lượng thành viên hội đồng trường phải là số lẻ, tối thiểu là 15 người, bao gồm các thành viên trong trường và thành viên ngoài trường;
b) Thành viên trong trường bao gồm thành viên đương nhiên và thành viên được bầu thông qua hội nghị đại biểu của trường cao đẳng sư phạm.
- Thành viên đương nhiên bao gồm: bí thư Đảng ủy trường, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn và bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường;
- Thành viên được bầu thông qua hội nghị đại biểu của trường bao gồm thành viên đại diện giảng viên (chiếm tỷ lệ tối thiểu là 25% tổng số thành viên của hội đồng trường) và thành viên đại diện viên chức, người lao động của trường.
c) Thành viên ngoài trường chiếm tỷ lệ tối thiểu là 20% tổng số thành viên của hội đồng trường, bao gồm:
- Thành viên là đại diện của cơ quan quản lý trực tiếp trường;
- Một số thành viên bên ngoài khác (không phải là giảng viên, cán bộ quản lý cơ hữu của trường) phải là người đang hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường và không phải là người có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột với các thành viên khác trong hội đồng trường, bao gồm: đại diện sở giáo dục và đào tạo của địa phương nơi trường đóng trên địa bàn, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động được các đơn vị cấp phòng, khoa hoặc tương đương của trường giới thiệu và phải được bầu thông qua hội nghị đại biểu của trường cao đẳng sư phạm.
...

Như vậy, phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm là một trong số các thành viên đương nhiên của hội đồng trường của trường cao đẳng sư phạm.

Cơ quan nào giới thiệu nhân sự để bầu phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hội đồng trường
Hội đồng trường được thành lập và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và một số quy định cụ thể sau đây:
1. Nhiệm vụ, quyền hạn hội đồng trường:
a) Thông qua các quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường; thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của trường;
b) Giới thiệu nhân sự để thực hiện quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định; thực hiện đánh giá hằng năm việc hoàn thành nhiệm vụ của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất trong trường hợp cần thiết;
c) Yêu cầu hiệu trưởng giải trình về những vấn đề chưa được thực hiện, thực hiện chưa đúng, thực hiện chưa đầy đủ theo nghị quyết của hội đồng trường, nếu có. Nếu hội đồng trường không đồng ý với giải trình của hiệu trưởng thì báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp trường;
d) Tổ chức đánh giá kết quả công tác của chủ tịch hội đồng trường, các thành viên của hội đồng trường định kỳ theo thời điểm đánh giá xếp loại viên chức của trường;
...

Như vậy, hội đồng trường cao đẳng sư phạm là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn giới thiệu nhân sự để bầu phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm.

Trường cao đẳng sư phạm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên hội đồng trường của trường cao đẳng sư phạm có bắt buộc phải trực tiếp giảng dạy trong nhà trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp giải thể trường cao đẳng sư phạm từ 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mỗi trường cao đẳng sư phạm có tối đa mấy phó hiệu trưởng?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường cao đẳng sư phạm chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải có nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường cao đẳng sư phạm do ai quyết định thành lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường cao đẳng sư phạm xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 145
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;