Mỗi tỉnh được đăng ký mấy bài thi cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông?
Mỗi tỉnh được đăng ký mấy bài thi cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT quy định về đơn vị dự thi, số lượng dự án dự thi, thí sinh và người hướng dẫn như sau:
Đơn vị dự thi, số lượng dự án dự thi, thí sinh và người hướng dẫn
...
2. Số lượng dự án dự thi
a) Đối với các đơn vị dự thi là Sở Giáo dục và Đào tạo, mỗi đơn vị dự thi được đăng ký tối đa 03 (ba) dự án dự thi. Riêng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 06 (sáu) dự án dự thi;
b) Đối với các đơn vị dự thi là trường trực thuộc Bộ, đại học, trường đại học, viện, học viện, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 02 (hai) dự án dự thi;
c) Đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi được đăng ký tối đa 06 (sáu) dự án dự thi. Riêng đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi là Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 12 (mười hai) dự án dự thi.
Như vậy, mỗi tỉnh được đăng ký 03 bài thi cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 06 (sáu) bài thi cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông.
Đối với tỉnh đăng cai tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông thì được đăng ký tối đa 06 (sáu) dự án dự thi, riêng Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh được đăng ký tối đa 12 (mười hai) dự án dự thi.
Mỗi tỉnh được đăng ký mấy bài thi cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông? (Hình từ Internet)
Những ai không được tham gia tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông?
Căn cứ Điều 11 Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đối với người tham gia tổ chức Cuộc thi như sau:
Tiêu chuẩn đối với người tham gia tổ chức Cuộc thi
1. Thành viên Ban chỉ đạo, Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, Ban giám khảo và Ban tổ chức Cuộc thi là những người tham gia tổ chức Cuộc thi.
2. Những người tham gia tổ chức Cuộc thi phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao;
b) Có năng lực chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Cuộc thi.
c) Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng), con riêng của vợ (hoặc chồng) dự thi trong năm tổ chức Cuộc thi;
d) Không phải là người hướng dẫn hoặc đang trực tiếp dạy học thí sinh;
đ) Không trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, những người thuộc trường hợp sau đây thì không được tham gia tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông:
- Không có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao;
- Không có năng lực chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Cuộc thi.
- Có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng), con riêng của vợ (hoặc chồng) dự thi trong năm tổ chức Cuộc thi;
- Là người hướng dẫn hoặc đang trực tiếp dạy học thí sinh;
- Trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dự án dự thi cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT quy định dự án dự thi cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông phải đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Bảo đảm tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hoặc trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là kết quả nghiên cứu của mình.
- Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày khai mạc Cuộc thi 30 ngày.
- Dự án tập thể không được phép đổi thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án. Kết quả thực hiện dự án phải thể hiện được sự đóng góp của từng thành viên.
- Dự án nghiên cứu về các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không được tham gia Cuộc thi.
- Dự án dự thi phải được cơ sở giáo dục nơi học sinh đang học phê duyệt, đánh giá và được đơn vị dự thi lựa chọn.
- Dự án dự thi phải bảo đảm yêu cầu về trưng bày theo quy định của Ban chỉ đạo Cuộc thi.
- Viết đoạn văn cảm nhận của em về mùa thu trong thơ ca Việt Nam? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Khởi nghĩa Lam Sơn bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử? Khởi nghĩa Lam Sơn sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?
- Mẫu phân tích bài thơ Cảnh Khuya lớp 8? Học sinh lớp 8 phải đọc tối thiểu bao nhiêu văn bản văn học mở rộng trong một năm học?
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?
- Mẫu viết đoạn văn 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay?
- Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?