Mỗi lớp của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập không quá bao nhiêu học sinh?

Có tối đa bao nhiêu học sinh trong mỗi lớp của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập?

Mỗi lớp của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập không quá bao nhiêu học sinh?

Căn cứ Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định về hoạt động dạy học và giáo dục tại Trung tâm như sau:

Hoạt động dạy học và giáo dục tại Trung tâm
1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp có không quá 12 học sinh. Việc sắp xếp lớp học cho học sinh trên cơ sở xác định khả năng, nhu cầu và kết quả giáo dục trong năm học trước của học sinh (nếu có).
2. Trung tâm tổ chức dạy học và giáo dục theo kế hoạch giáo dục của Trung tâm:
a) Kế hoạch giáo dục của Trung tâm là kế hoạch tổ chức dạy học và giáo dục cho học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt.
b) Kế hoạch giáo dục của Trung tâm được xây dựng trên cơ sở triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù phù hợp với khả năng, nhu cầu học sinh khuyết tật; giám đốc Trung tâm phê duyệt, báo cáo sở giáo dục và đào tạo và cơ quan quản lý chuyên môn khác theo quy định để tổ chức thực hiện.
3. Nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù được tổ chức ít nhất 5 tiết (hoạt động học)/tuần, phù hợp với nhu cầu, khả năng của cá nhân học sinh. Căn cứ vào nhu cầu giáo dục của học sinh, Trung tâm có thể bố trí thêm các giờ hỗ trợ giáo dục/can thiệp cá nhân.
...

Như vậy, mỗi lớp của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập không quá 12 học sinh.

Mỗi lớp của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập không quá bao nhiêu học sinh?

Mỗi lớp của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập không quá bao nhiêu học sinh? (Hình từ Internet)

Tuyển sinh học sinh khuyết tật học tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được thực hiện khi nào?

Căn cứ Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định về tuyển sinh học sinh khuyết tật học tại Trung tâm như sau:

Tuyển sinh học sinh khuyết tật học tại Trung tâm
1. Hằng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển sinh học sinh khuyết tật để tổ chức dạy học và giáo dục tại Trung tâm, trình sở giáo dục và đào tạo phê duyệt. Trung tâm thực hiện công khai kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh học sinh khuyết tật học tại Trung tâm theo quy định.
2. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh đảm bảo minh bạch, công bằng, khách quan, theo đúng quy định của pháp luật.
3. Báo cáo sở giáo dục và đào tạo về kết quả tuyển sinh theo quy định

Như vậy, tuyển sinh học sinh khuyết tật học tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được thực hiện hằng năm.

Trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển sinh học sinh khuyết tật để tổ chức dạy học và giáo dục tại Trung tâm, trình sở giáo dục và đào tạo phê duyệt. Trung tâm thực hiện công khai kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh học sinh khuyết tật học tại Trung tâm theo quy định.

Người học tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có những quyền nào?

Căn cứ Điều 25 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định về người học như sau:

Người học
1. Người học của Trung tâm là học sinh được can thiệp giáo dục sớm theo kế hoạch được phê duyệt, học sinh khuyết tật học tại Trung tâm theo phương thức giáo dục chuyên biệt và học viên đăng ký tham gia một chương trình học tập, bồi dưỡng của Trung tâm.
2. Nhiệm vụ của người học
a) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về học tập, thực hành theo quy định của Trung tâm;
b) Thực hiện đầy đủ nội quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế này; giữ gìn và bảo vệ tài sản của Trung tâm;
c) Tôn trọng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của Trung tâm; có hành vi, ngôn ngữ ứng xử phù hợp với đạo đức, văn hóa của cộng đồng; trang phục gọn gàng, lịch sự phù hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập và hoạt động tại Trung tâm.
3. Quyền của người học
a) Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của người học;
b) Được lựa chọn nội dung, hình thức học phù hợp với điều kiện, khả năng của người học và của Trung tâm; được tạo điều kiện để tiếp tục được hỗ trợ khi chuyển tiếp giữa các cơ sở giáo dục;
c) Được bảo vệ quyền lợi chính đáng trực tiếp hoặc thông qua người đại diện hợp pháp; được tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung liên quan đến hoạt động dạy học và giáo dục của Trung tâm.

Như vậy, người học Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có những quyền sau đây:

- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của người học;

- Được lựa chọn nội dung, hình thức học phù hợp với điều kiện, khả năng của người học và của Trung tâm; được tạo điều kiện để tiếp tục được hỗ trợ khi chuyển tiếp giữa các cơ sở giáo dục;

- Được bảo vệ quyền lợi chính đáng trực tiếp hoặc thông qua người đại diện hợp pháp; được tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung liên quan đến hoạt động dạy học và giáo dục của Trung tâm.

Giáo dục hòa nhập
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch giáo dục người khuyết tật được xây dựng trên cơ sở nào? Nhà nước có chính sách hỗ trợ thực hiện giáo dục hòa nhập không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên trung tâm giáo dục hòa nhập có phải bồi dưỡng thường xuyên?
Hỏi đáp Pháp luật
Can thiệp sớm đối với người khuyết tật là gì? Ai có quyền xây dựng kế hoạch hoạt động can thiệp sớm cho người khuyết tật?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em được can thiệp giáo dục sớm khi có dấu hiệu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch giáo dục cá nhân là gì? Cơ quan nào phụ trách hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí pháp lý của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được hoạt động giáo dục thì trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập ở trường tiểu học cần có các thiết bị đặc thù không?
Hỏi đáp Pháp luật
3 hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong cơ sở giáo dục ra sao?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 174

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;