Mỗi giáo viên được đăng ký giảm trừ gia cảnh tối đa bao nhiêu người phụ thuộc?
Người phụ thuộc là ai?
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định người phụ thuộc gồm những đối tượng sau:
Con: Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng.
- Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
- Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Vợ hoặc chồng của người nộp thuế.
- Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.
- Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Cá nhân khác gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
- Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
- Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: Con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Mỗi giáo viên được đăng ký giảm trừ gia cảnh tối đa bao nhiêu người phụ thuộc? (Hình từ Internet)
Mỗi giáo viên được đăng ký giảm trừ gia cảnh tối đa bao nhiêu người phụ thuộc?
Theo quy định tại Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, có thể thấy giảm trừ gia cảnh gồm 02 phần là giảm trừ gia cảnh cho bản thân và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Bản thân người nộp thuế nói chung hay giáo viên nói riêng sẽ đương nhiên được giảm trừ gia cảnh cho bản thân khi tính thuế thu nhập cá nhân và hiện nay không có quy định sẽ giới hạn tối đa số người phụ thuộc được đăng ký giảm trừ.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh như sau:
- Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công đương nhiên được giảm trừ gia cảnh;
- Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
- Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 01 lần vào 01 người nộp thuế trong năm tính thuế đó. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Như vậy, hiện nay pháp luật không giới hạn số lượng người phụ thuộc đối với 01 người nộp thuế nói chung và người nộp thuế là giáo viên nói riêng, miễn người phụ thuộc thuộc đối tượng được giảm trừ và thỏa mãn các điều kiện tương ứng theo quy định thì sẽ được giảm trừ gia cảnh.
Mức giảm trừ gia cảnh cho giáo viên là bao nhiêu?
Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, như sau:
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng ( tương ứng 132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Giáo viên đăng ký người phụ thuộc theo thủ tục nào?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, khi phát sinh thu nhập từ tiền công, tiền lương thì giáo viên cũng thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ tại Mục 1 Phần 2 Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thuế, Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-BTC năm 2023 quy định trình tự thực hiện đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:
Bước 1: Đăng ký, nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
- Đăng ký người phụ thuộc:
Trường hợp (1): Người nộp thuế lập hồ sơ đăng ký người phụ thuộc lần đầu để tính giảm trừ gia cảnh trong suốt thời gian tính giảm trừ gia cảnh, gửi đến tổ chức, cá nhân trả thu nhập (nếu cá nhân nộp thuế qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập) chậm nhất là trước thời hạn khai thuế (hoặc trước khi nộp hồ sơ quyết toán thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019).
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một (01) bộ hồ sơ và nộp một (01) bộ hồ sơ cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của kỳ khai thuế đó (hoặc khi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN theo quy định của Luật quản lý thuế 2019).
Trường hợp (2): Người nộp thuế trực tiếp khai thuế với cơ quan Thuế thì nộp hồ sơ Đăng ký người phụ thuộc cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật quản lý thuế 2019 hoặc khi nộp hồ sơ quyết toán thuế theo quy định.
Riêng đối với người phụ thuộc khác (ví dụ: anh, chị, em ruột; ông, bà nội ngoại; cô, dì...) theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính, thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế.
Trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh, người nộp thuế có thay đổi (tăng/giảm) về người phụ thuộc hoặc thay đổi nơi làm việc thì người nộp thuế phải thực hiện lại việc đăng ký người phụ thuộc (hồ sơ, thời hạn, trình tự các bước, thực hiện như đăng ký người phụ thuộc lần đầu).
- Nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: Chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký người phụ thuộc lần đầu, người nộp thuế lập hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC, gửi đến tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan Thuế (nơi đã nộp mẫu đăng ký người phụ thuộc lần đầu).
Trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh, cá nhân có thay đổi (tăng/giảm) về người phụ thuộc hoặc thay đổi nơi làm việc thì người nộp thuế phải thực hiện nộp lại hồ sơ chứng minh người phụ thuộc (hồ sơ, trình tự các bước, thực hiện như nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc lần đầu).
Bước 2: Cơ quan Thuế tiếp nhận:
- Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan Thuế hoặc hồ sơ được gửi qua đường bưu chính: cơ quan Thuế thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận, giải quyết hồ sơ (và trả kết quả nếu có kết quả) thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan Thuế.
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?