Mẫu viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em lớp 3? Học sinh lớp 3 là bao nhiêu tuổi?

Học sinh tham khảo mẫu viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em lớp 3? Học sinh lớp 3 là bao nhiêu tuổi?

Mẫu viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em lớp 3?

Học sinh có thể tham khảo một số mẫu đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em dưới đây:

Mẫu đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em

Mẫu 1: Hôm qua, em đã có một cuộc nói chuyện điện thoại với bạn Minh. Lúc đó, em đang ngồi học bài thì Minh gọi tới. Bạn ấy hỏi em về bài tập toán vì có một bài bạn không hiểu. Em đã giải thích cho Minh cách làm từng bước. Bạn ấy lắng nghe rất chăm chú và sau đó vui mừng vì đã hiểu bài. Chúng em còn nói thêm về những trò chơi mà cả hai thích chơi trong giờ ra chơi ở trường. Cuộc nói chuyện chỉ diễn ra khoảng 10 phút nhưng em cảm thấy rất vui vì đã giúp được bạn mình.

Mẫu 2: Bố của em đã đi công tác được một tuần. Vì vậy, hôm nay, em đã xin phép mẹ được gọi cho bố. Bố đã rất bất ngờ khi nhận được điện thoại. Đầu tiên, em hỏi thăm sức khỏe của bố. Sau đó, em kể cho bố mọi chuyện trong gia đình. Công việc của mẹ rất bận. Hay chị Trang đạt được kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi. Còn em thì đã biết làm nhiều công việc nhà hơn. Em và bố nói chuyện khoảng hai mươi phút. Sau đó, em chào tạm biệt và chúc bố ngủ ngon. Em cũng mong bố sẽ sớm về nhà.

Mẫu 3: Tối thứ sáu, em gọi điện cho Lan, người bạn thân nhất của em. Bạn đã cùng bố mẹ chuyển vào Nam khoảng một tháng rồi. Chúng em đã trò chuyện rất lâu. Đầu tiên, em hỏi thăm về tình hình của Lan. Bạn đã kể cho em về ngôi nhà mới, ngôi trường mới và những người bạn mới. Tiếp đến, Em kể cho bạn nghe mọi chuyện về lớp học của mình. Sau đó, em và Lan hứa sẽ gặp nhau khi nghỉ hè. Cuối cùng, chúng em chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

Mẫu 4: Gia Phong là người bạn thân nhất của em. Vì gia đình bạn phải chuyển vào miền Nam sinh sống nên đã lâu em không được gặp bạn. Ngày hôm qua, Phong gọi cho em. Chúng em trò chuyện với nhau không biết chán. Bạn kể cho em nghe về nơi ở mới. Tiếp đến, cả hai nói về kết quả học tập của mình. Em và Phong đều đạt thành tích tốt. Chúng em hứa với nhau sẽ cố gắng học giỏi. Bạn Phong còn hẹn kì nghỉ hè sắp tới sẽ về thăm em. Em rất mong đến ngày đó.

Mẫu 5: Ông bà em ở Hà Nội còn gia đình em lại ở Bình Dương. Vì cách xa nên ít khi em được về thăm ông bà mà chỉ thường xuyên gọi điện để hỏi thăm sức khỏe ông bà. Tối qua, em đã gọi điện cho bà nội và trò chuyện với bà thật lâu. Khi nhận được điện thoại, bà rất ngạc nhiên, sau đó là reo lên vui mừng làm em cũng phấn khích theo. Tiếp theo, em hỏi thăm sức khỏe ông bà, và bà cũng hỏi thăm tình hình gia đình em, rồi chuyện học hành của em. Cuối cùng em đã chúc ông bà luôn vui vẻ và mạnh khỏe, hứa với bà sẽ chăm ngoan, học giỏi để Tết này bố mẹ lại cho em ra Hà Nội thăm ông bà.

Mẫu 6: Tuần trước, em có gọi điện cho cô giáo để hỏi về bài tập mà em chưa hiểu. Cô rất vui khi em chủ động liên hệ và đã kiên nhẫn giải thích lại bài toán đó cho em. Cô còn dặn em phải chăm chỉ hơn để hiểu bài tốt hơn. Sau khi được cô hướng dẫn, em cảm thấy tự tin hơn rất nhiều và đã làm xong bài tập ngay sau đó. Em rất biết ơn cô giáo vì đã giúp đỡ em.

Lưu ý: đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em chỉ mang tính tham khảo

Mẫu viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em lớp 3? Học sinh lớp 3 là bao nhiêu tuổi?

Mẫu viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em lớp 3? Học sinh lớp 3 là bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 3 là bao nhiêu tuổi?

Căn cứ Điều 33 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về độ tuổi của học sinh tiểu học như sau:

Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
2. Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, học sinh vào học lớp 1 là 06 tuổi nên học sinh lớp 3 sẽ là 8 tuổi trong trường hợp bình thường.

Ngoài ra, đối với trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước thì tuổi của học sinh lớp 3 có thể sẽ lớn hơn 8 tuổi.

Học sinh lớp 3 có nhiệm vụ gì?

Theo quy định tại Điều 34 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì học sinh lớp 3 có nhiệm vụ sau:

- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

Môn Tiếng Việt lớp 3
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
15 mẫu đoạn văn tả ngôi nhà của em lớp 3? Nội dung viết môn Tiếng Việt lớp 3 học bao nhiêu tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
5 Mẫu đoạn văn kể về một ngày ở trường của em lớp 3? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa lớp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em lớp 3? Học sinh lớp 3 là bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 3 cập nhật mới nhất? Có được dạy thêm môn Tiếng Việt lớp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất lớp 3? Học sinh lớp 3 phải đạt được năng lực ngôn ngữ thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt chuyện và truyện? Học sinh lớp mấy bắt đầu viết bài văn kể chuyện?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài Cậu học sinh mới Tiếng Việt lớp 3? Học sinh lớp 3 được đánh giá thống nhất theo Thông tư 27 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài Lần đầu ra biển Tiếng Việt lớp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Mùa hè lấp lánh Tiếng Việt lớp 3?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 171

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;