Mẫu viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Gặp lá cơm nếp ngắn gọn? Đánh giá định kì đối với học sinh lớp 7 thế nào?

Học sinh tham khảo mẫu viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Gặp lá cơm nếp ngắn gọn?

Mẫu viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Gặp lá cơm nếp ngắn gọn?

Dưới đây là một số mẫu viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Gặp lá cơm nếp mà học sinh lớp 7 có thể tham khảo:

Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Gặp lá cơm nếp

Mẫu 1:

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo đã gửi gắm nhiều tình cảm sâu sắc. Nhân vật trữ tình trong bài là người con, đang ở trong hoàn cảnh đã xa nhà nhiều năm. Bỗng nhìn thấy hình ảnh lá cơm nếp, nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Để rồi từng hình ảnh của mẹ hiện về trong tâm trí người con - mẹ nhặt lá về đun bếp, thổi nồi cơm nếp. Chắc hẳn, mỗi người sẽ thấy cảm động trước hình ảnh tảo tần của mẹ - người mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh cả cuộc đời vì con. Hai khổ cuối, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho mẹ hiền, cho đất nước. Trái tim con chia đều cho mẹ, cho đất nước - đó là một hình ảnh giàu tính biểu tượng. Đến những sự vật thiên nhiên còn hiểu được lòng của con, mà thơm mãi. Như vậy, “Gặp lá cơm nếp” là một tác phẩm giản dị, mà sâu sắc.

Mẫu 2:

Gặp lá cơm nếp của nhà thơ Thanh Thảo là bài thơ mà tôi rất yêu thích. Mở đầu bài thơ là hình ảnh của của nhân vật trữ tình - người con đã xa nhà nhiều năm. Khi người con tình cờ thấy hình ảnh lá cơm nếp liền nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Ở đây, “lá cơm nếp” khơi gợi lại trong người con kí ức về người mẹ hiện lên thật đáng trân trọng. Người mẹ mang vẻ đẹp của sự giản dị, tần tảo với công việc quen thuộc là “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Bát cơm nếp thơm lừng khiến người con đã thốt lên “Ôi mùi vị quê hương/Con quên làm sao được”. Từ đó, người con bộc lộ cảm xúc “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Có thể thấy rằng, hình ảnh của người mẹ sẽ mãi song hành cùng đất nước, là điểm tựa để con tiến về phía trước. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” giúp tôi thêm yêu thương và trân trọng mẹ của mình.

Mẫu 3:

Bài thơ Gặp lá cơm nếp viết về đề tài rất quen thuộc trong cuộc sống là mẹ và quê hương. Bài thơ đã thành công trong việc mượn hình ảnh và hương vị của loài cây thân thiết ở mỗi miền quê để gửi gắm tâm tư, tình cảm của linh xa nhà: gặp lá cơm nếp, nhớ về mẹ, nhớ về quê hương. Chính điều đó đã chạm vào trái tim mỗi người những rung động sâu xa. Bằng việc sử dụng thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, dung dị sâu lắng, bài thơ đã đem lại cho em nhiều cảm xúc. Những hình ảnh ẩn dụ: Phải mẹ thổi cơm nếp / Mà thơm suốt đường con / Ôi mùi vị quê hương… gợi lên trong lòng mỗi người cảm xúc nghẹn ngào. Hình ảnh lá cơm nếp trong bài thơ như đang lan tỏa tình yêu thương đến độc giả. Yêu mẹ, yêu quê hương chính là yêu những gì thân thuộc, gần gũi, giản dị nhất quanh chúng ta.

Lưu ý: mẫu đoạn văn cảm nhận về bài thơ Gặp lá cơm nếp chỉ mang tính tham khảo

Mẫu viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Gặp lá cơm nếp ngắn gọn?

Mẫu viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Gặp lá cơm nếp ngắn gọn? Đánh giá định kì đối với học sinh lớp 7 thế nào? (Hình từ Internet)

Đánh giá định kì đối với học sinh lớp 7 như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kì đối với học sinh lớp 7 như sau:

- Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.

Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 7 là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 7 như sau:

- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Giáo viên môn học nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.

- Giáo viên chủ nhiệm theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Môn ngữ văn lớp 7
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội về lý giải giá trị của tình yêu tuổi học trò? Yêu cầu cần đạt về văn bản thông tin môn Ngữ văn lớp 7?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 5 mẫu tóm tắt bài người thầy đầu tiên ngữ văn lớp 7? Yêu cầu về phương pháp giáo dục như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Cốm Vòng ngắn nhất? Hướng dẫn lựa chọn ngữ liệu trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 7?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích nhân vật thầy Đuy sen trong Người thầy đầu tiên môn Ngữ văn lớp 7?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử? Những mục tiêu của môn Ngữ Văn lớp 7 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 7 ngắn gọn?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích nhân vật Cô bé bán diêm lớp 7? Học sinh lớp 7 được học các kiến thức văn học gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn biểu cảm về thầy cô ngắn gọn? Viết bài văn biểu cảm là yêu cầu trong chương trình môn Ngữ Văn lớp mấy?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;