Mẫu viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm? Nội dung hướng dẫn lái xe an toàn cho học sinh?

Tham khảo các mẫu viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm? Nội dung hướng dẫn lái xe an toàn cho học sinh?

Mẫu viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm môn Ngữ văn lớp 10?

Dưới đây là các mẫu viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm môn Ngữ văn lớp 10 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Mẫu viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm - Mẫu số 1

Cùng với sự phát triển của giao thông hiện đại thì việc nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của con người cũng đang được cả xã hội quan tâm. Một trong số các quy định quan trọng khi tham gia giao thông chính là việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy.

Việc quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã được nhà nước đưa ra các quy định cụ thể về các hình thức xử phạt mang tính răn đe giúp người tham gia giao thông chú ý hơn đến việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện. Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không phải là sự ép buộc của luật pháp, mà trước hết nó là những biện pháp bảo vệ tính mạng của các bạn hiệu quả nếu không may xảy ra các sự cố.

Ngày nay, hầu hết mọi người dân, từ những em nhỏ cho đến người già khi tham gia giao thông dù là điều khiển phương tiện hay ngồi ở ghế sau đều có ý thức đội mũ bảo hiểm, chấp nhận các quy định đã đề ra. Việc đội mũ bảo hiểm còn là cách bảo vệ chúng ta và những người xung quanh. Nó sẽ giúp giảm thiệt được nhiều thiệt hại về người nặng nề. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nếu chẳng may xảy ra tai nạn sẽ để lại nhiều di chứng đáng tiếc thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vấn đề đội mũ bảo hiểm không còn là vấn đề mới mẻ nhưng nó vẫn luôn mang đến một sự nhức nhối trong nhiều người dân. Việc thiếu ý thức, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để lại nhiều hệ lụy, hậu quả đáng tiếc, vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức cho người dân.

Hãy cùng tạo nên một văn hóa giao thông đẹp và văn minh hơn. Bắt đầu từ việc đội mũ khi tham gia giao thông.

Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nhất là khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, xe mô tô đã trở thành thói quen của nhiều người. Nhưng đối với một số khác thì không hẳn. Dù biết pháp luật có quy định xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, họ vẫn sẽ không đội mũ trên những đoạn đường thiếu vắng sự có mặt của cảnh sát giao thông, hay đối phó bằng cách đội mũ kém chất lượng. Đây thật sự là thói xấu mà mọi người cần phải bỏ, người lớn trong gia đình không đội mũ an toàn thì sao có thể làm gương cho con em mình.

Mẫu viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm - Mẫu số 2

Hiện nay, ở nước ta, hơn 90% dân số sử dụng xe máy, xe điện là phương tiện tham gia giao thông chủ yếu. Đội mũ bảo hiểm để bảo vệ phần đầu là vô cùng cần thiết, để hạn chế tối đa những va đập, biến chứng đến hộp sọ và não bộ của bạn khi có tai nạn xảy ra. Nhưng thực tế những vụ vi phạm và những vụ tai nạn có hậu quả nặng nề vẫn xảy ra do nhiều người chủ quan, thờ ơ không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe điện, hoặc đội mũ kém chất lượng. Thực tiễn cũng đã có một số vụ việc, người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm chất lượng kém, bị thương nặng khi xảy ra va chạm nguyên nhân chính đến từ mũ bị vỡ. Đáng bảo động hơn, đa phần đối tượng không tuân thủ lại chính là thanh niên, trẻ vị thành niên cùng ngoại ô, nông thôn. Hay một số phụ huynh chủ quan, không nghĩ đến sự an toàn của con em mình nên thiếu trách nhiệm trong việc dạy dỗ các em phải đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn chất lượng khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường.

Đội mũ bảo hiểm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh chấn thương và tử vong do tai nạn giao thông. Vậy làm thế nào để hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi đi xe điện, xe máy, nhất là ở lứa tuổi học sinh? Theo em, trước tiên cần xây dựng ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân, đảm bảo an toàn cho người khác, mà còn thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Ở các nhà trường, cần thường xuyên có những buổi giao lưu, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về Luật an toàn giao thông đường bộ, cách tuyên truyền sinh động, hợp lứa tuổi học sinh để chúng em có thể tiếp thu kiến thức pháp luật theo cách gần gũi, dễ hiểu nhất. Ngoài ra, với các bậc phụ huynh, cần là tấm gương gương mẫu cho con em noi theo. Bản thân cha mẹ tuân thủ luật giao thông, nghiêm túc giáo dục con em về việc tự biết bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông sẽ xây dựng ý thức, hình thành thói quen cho các bạn, đó là việc đội mũ bảo hiểm.

Nhưng điều cốt lõi nhất vẫn phải xuất phát từ mỗi cá nhân. Ai cũng có ý thức giữ gìn sự an toàn của bản thân và những người xung quanh sẽ tạo nên xã hội tuân thủ pháp luật, văn minh, tốt đẹp.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm môn Ngữ văn lớp 10?

Mẫu viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm? Nội dung hướng dẫn lái xe an toàn cho học sinh? (Hình từ Internet)

Từ năm 2025, học sinh sẽ được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ những nội dung gì?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 151/2024/NĐ-CP có quy định nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:

(1) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:

- Nhận biết loại phương tiện giao thông đường bộ;

- Nhận biết đèn tín hiệu giao thông, ý nghĩa tín hiệu đèn và một số biển báo hiệu đường bộ thường gặp;

- An toàn khi đi bộ, trên các phương tiện giao thông đường bộ;

- Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách;

- Nơi vui chơi an toàn;

- Những nguy hiểm, hậu quả khi không tuân thủ quy định an toàn giao thông đường bộ.

(2) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh tiểu học bao gồm:

- Nhận biết hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu đường bộ thường gặp;

- Một số quy tắc giao thông đường bộ thường gặp; nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ;

- Đi qua đường bộ an toàn;

- Chọn và đội mũ bảo hiểm đúng cách;

- Lên, xuống xe đạp, xe gắn máy, xe mô tô an toàn;

- Làm quen với xe đạp và cách điều khiển xe đạp an toàn;

- Một số kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.

(3) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học cơ sở bao gồm:

- Quy tắc giao thông đường bộ;

- Nhận biết và chấp hành báo hiệu đường bộ;

- Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông đường bộ;

- An toàn khi ngồi trên xe cơ giới;

- Cách điều khiển xe đạp, xe đạp điện an toàn;

- Phòng ngừa rủi ro, hậu quả của tai nạn giao thông và xử lý sự cố giao thông.

(4) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông, học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

- Quy tắc giao thông đường bộ; báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới;

- Dự đoán và phòng tránh nguy hiểm;

- Cách điều khiển xe gắn máy an toàn.

Nội dung hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 151/2024/NĐ-CP có quy định nội dung hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh như sau:

- Phương pháp nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm khi lái xe;

- Cấu tạo và chức năng của các bộ phận xe gắn máy, phương pháp bảo dưỡng xe, kiểm tra xe an toàn;

- Văn hóa tham gia giao thông; trách nhiệm của người điều khiển xe cơ giới; cứu giúp người bị tai nạn giao thông;

- Cách khởi động và tắt máy, cách sử dụng ga, phanh, thay đổi số, sử dụng các thiết bị bảo hộ;

- Tư thế lên ngồi lái xe, xuống xe an toàn;

- Khởi hành, điều chỉnh tốc độ phù hợp, dừng xe an toàn;

- Lái xe theo 04 hình mẫu bao gồm: đi qua hình số 8, đi qua vạch đường thẳng, đi qua đường có vạch cản, đi qua đường gồ ghề;

- Các nội dung khác có liên quan.

Cùng chủ đề
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;