Mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện môn Ngữ văn lớp 8? Kỷ luật học sinh lớp 8 theo các hình thức nào?
Mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện môn Ngữ văn lớp 8?
Dưới đây là các mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện môn Ngữ văn lớp 8 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện môn Ngữ văn - Phân tích tác phẩm Lão Hạc
Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc. Hai mảng đề tài chính trong các tác phẩm của ông là người nông dân và tri thức nghèo. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân là truyện ngắn Lão Hạc.
“Lão Hạc” được đăng báo lần đầu năm 1943. Truyện kể về Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ. Lão có một đứa con trai nhưng vì nhà nghèo, không có tiền lấy vợ nên bỏ đi đồn điền cao su. Cả gia tài của lão chỉ có mảnh vườn vốn là của hồi môn của con trai và con chó Vàng sống cùng để bầu bạn. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì để ăn. Lão đành phải bán con Vàng đi. Số tiền bán chó và bán mảnh vườn, lão đem gửi ông giáo và nhờ khi nào anh con trai về sẽ trao lại cho anh. Còn bản thân thì đến xin Binh Tư một ít bả chó để tự tử.
Nhân vật chính trong truyện là lão Hạc, một người nông dân nghèo khổ nhưng sống tình cảm. Điều này được thể hiện rõ qua sự gắn bó, đau xót, tiếc thương của lão khi phải bán đi cậu Vàng. Bên cạnh đó, lão còn là một người cha yêu thương con hết mực, luôn nghĩ cho con và dành dụm cho con. Không chỉ vậy, Lão cũng là một người có lòng tự trọng. Dù sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn nhưng không có những suy nghĩ, việc làm trái với lương tâm và cũng không muốn ảnh hưởng, phiền hà đến bất cứ ai.
Nhân vật ông giáo xuất hiện với vai trò người kể chuyện, xưng “tôi”. Nhân vật này là hàng xóm cũng có thể coi là người bạn tâm giao của lão Hạc. Ông giáo là người được lão Hạc tin tưởng. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán con chó Vàng, lão nhờ ông giáo giữ hô số tiền bán mảnh vườn và con chó để khi con trai của lão trở về sẽ giao lại. Không chỉ vậy, qua nhân vật ông giáo, Nam Cao cũng gửi gắm một số triết lí về cuộc sống, tư tưởng sâu sắc.
Bên cạnh những thành công về nội dung, truyện ngắn còn gây ấn tượng với người đọc bởi nghệ thuật tác giả sử dụng vô cùng đặc sắc. Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật vô cùng tiêu biểu, đậm nét. Lấy hình ảnh một con người để nói đến một bộ phận người. Tiếp đến là nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật vô cùng tài tình. Sự kết hợp giữa phương thức tự sự và trữ tình cũng tạo nên sự đa chiều của câu chuyện. Có lúc là giọng văn tự sự mẫu mực, có lúc lại khiến người đọc rưng rưng xúc động với những xúc cảm do tác giả thể hiện.
Lão Hạc của nhà văn Nam Cao xứng đáng là một tác phẩm hay. Truyện không chỉ thành công bởi những giá trị về nội dung mà còn cả bởi giá trị về nghệ thuật.
Mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện môn Ngữ văn - Phân tích chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh không chỉ là một câu chuyện cổ tích, mà còn là một tác phẩm vĩ đại trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, gợi nhớ cho chúng ta những giá trị truyền thống và lòng kiên cường của nhân dân trước thiên nhiên hung bạo. Bắt đầu với viễn cảnh thời đại cổ xưa của Văn Lang, câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bắt đầu với việc vua Hùng muốn chọn một chàng rể phù hợp cho công chúa Mị Nương. Trong viễn cảnh này, chúng ta thấy được tầm quan trọng của núi non và nhân dân, được đặt lên hàng đầu trong lòng vua. Sự lựa chọn của vua Hùng với lễ vật đơn giản, gần gũi như ''voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao'' cho thấy sự sáng tạo của tác giả trong việc diễn đạt các chi tiết văn hóa và xã hội của thời đại đó.
Khi Thủy Tinh gọi mưa và gió, và nước dâng cao, việc Sơn Tinh đáp trả bằng cách dời núi non lên cao thêm, tạo thành bức tranh sống động về cuộc đối đầu giữa con người và thiên nhiên. Cách mà người dân Văn Lang và Sơn Tinh đồng lòng đồng dạng, không chịu khuất phục trước thiên tai, đã tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ về lòng đoàn kết và lòng kiên cường của nhân dân Việt Nam.
Những chi tiết kỳ ảo như việc Sơn Tinh dời núi non và Thủy Tinh gọi mưa gió không chỉ tạo nên hình ảnh của một thiên tai tức giận, mà còn là biểu hiện của lòng bất khuất của con người. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh không chỉ là câu chuyện về hai vị thần, mà còn là câu chuyện về lòng quyết tâm, lòng kiên cường và lòng đoàn kết của nhân dân trước mọi khó khăn và thử thách.
Với sự sáng tạo trong lối diễn đạt và việc sử dụng những chi tiết hấp dẫn, truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh đã trở thành một biểu tượng của lòng kiên nhẫn và lòng đoàn kết của người Việt Nam trước những thách thức của cuộc sống. Câu chuyện này không chỉ là một phần của quá khứ, mà còn là nguồn động viên và sự tự hào cho thế hệ người Việt hiện nay. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là một hòa quyện của văn hóa và tâm hồn Việt Nam, một câu chuyện sâu sắc về lòng đoàn kết và lòng kiên cường của nhân dân trước sức mạnh tự nhiên. Trong văn chương dân gian này, không chỉ có những nhân vật thần thoại đầy quyền lực, mà còn là những dấu tích của tư duy, lòng trung hiếu và lòng quyết tâm không ngừng của những người xưa.
Mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện môn Ngữ văn - Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù
Với bàn tay tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã xây dựng một tình huống truyện vô cùng độc đáo trong “Chữ người tử tù”. Bởi đối với truyện ngắn, tình huống truyện có ý nghĩa then chốt vì nó góp phần giúp cho cốt truyện phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ và tư tưởng nhà văn được sáng rõ.
Trong “Chữ người tử từ" tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kỳ ngộ giữa Huấn Cao và quản ngục. Đó là một tình huống có tính chất éo le, kịch tính và ngang trái, bởi Huấn Cao là tử tù cò quản ngục là quản tù; Huấn Cao đứng đầu đội quân phiến loạn triều đình còn quản ngục lại là công cụ bảo vệ triều đình, đại diện cho triều đình.
Huấn Cao là một anh hùng có chỉ khí, khí phách hiên ngang và có tài viết chữ thư pháp được ví như người tài lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa còn quản ngục mặc dù sống trong chốn cặn bã, lừa lọc, tàn nhẫn nhưng lại yêu cái đẹp, trọng người tài. Huấn Cao bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về thân cách còn quản ngục tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù bởi nhân cách. Trên bình diện xã hội, họ ở hai chiến tuyến đối lập nhau, chính vì thế tình huống truyện càng gay gắt và kịch tỉnh hơn.
Tình huống truyện giúp cho cốt truyện phát triển từ cuộc gặp gỡ đến sự biệt đại của quản ngục cho Huấn Cao rồi đến sự hiểu nhầm của Huấn Cao trước tấm lòng của quản ngục để rồi sự trân trọng và quý mến khi nhận ra tấm lòng chân thành và sự biệt đãi của quản ngục, một người biết quỷ trọng người tài, yêu cái đẹp. Đồng thời tính cách nhân vật cũng được bộc lộ: Huấn Cao là người tài hoa uyên bác, anh hùng có khí phách có thiện lương; quản ngục trong văn của Nguyễn Tuân dù sống trong chốn cặn bã, quay quắt nhưng tấm lòng yêu cái đẹp biết trọng người tài của ông giống như một thanh âm trong trẻo trong bản nhạc xô bồ, hỗn loạn.
Hoàn cảnh không thể nào thay đổi bản chất lương thiện và tốt đẹp trong tâm hồn con người. Cũng qua tình huống ấy, tư tưởng nhà văn được bộc lộ: Nguyễn Tuân một cây bút suốt đời đi tìm cái đẹp bị ẩn dấu và khuất lấp, thậm chí là cái đẹp độc đáo, mãnh liệt và ấn tượng ông đã qua tình huống này ca ngợi cái đẹp, cái đẹp của tâm hồn và nhân cách con người, cái đẹp của tài năng. Đồng thời việc ca ngợi và tìm ra cái đẹp kín đáo bị ẩn lấp ấy cũng chính là một biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước khi ca ngợi những con người dân tộc.
Bằng tài năng và tấm lòng yêu con người, yêu cái đẹp. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra được tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn, chỉ có thể là một cây bút tài năng mới thành công như vậy. “Chữ người tử tù” luôn là một truyện ngắn hấp dẫn bởi giọng riêng của Nguyễn Tuân.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện môn Ngữ văn lớp 8? Kỷ luật học sinh lớp 8 theo các hình thức nào? (Hình ảnh từ Internet)
Học sinh lớp 8 được học những kiến thức văn học nào trong môn Ngữ văn?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về kiến thức văn học trong môn Ngữ văn mà học sinh được học như sau:
- Tưởng tượng trong tác phẩm văn học
- Nhan đề và cách đặt nhan đề văn bản
- Đề tài và chủ đề, cách xác định chủ đề; kết cấu
- Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ trong truyện cười, truyện lịch sử
- Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến
- Các thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng
- Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối
- Một số yếu tố hình thức của một bài thơ: từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc
- Xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng trong kịch bản văn học (hài kịch)
- Một số yếu tố hình thức của thơ tự do (sáu, bảy chữ): số lượng câu, chữ, vần, nhịp
- Người đọc và cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học
- Nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả
Kỷ luật học sinh lớp 8 theo các hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh như sau:
Khen thưởng và kỷ luật
1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.
b) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.
c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Các hình thức khen thưởng khác.
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, học sinh lớp 8 có thể bị kỷ luật trong trường hợp vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện. Cụ thể các hình thức kỷ luật học sinh lớp 8 như sau:
- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chính thức có quy định về môn thi tuyển sinh vào lớp 10 từ 2025?
- Từ 29/03/2025 bỏ thi IELTS trên giấy, chỉ còn thi trên máy tính?
- Đối tượng tuyển sinh trung học cơ sở theo thông tư 30/2024/TT-BGDĐT mới nhất?
- Đã có Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông?
- Tổng hợp mẫu nhận xét tất cả các môn lớp 8 theo Thông tư 22 mới nhất?
- Mẫu nhận xét học sinh lớp 6 theo Thông tư 22 mới nhất? Học sinh lớp 6 quá 01 tuổi thì trái với quy định hay không?
- Tổng hợp bộ câu hỏi Cuộc thi tìm hiểu phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước 2025 và đáp án chi tiết nhất?
- Mẫu nhận xét kết quả học tập của học sinh lớp 3 cuối kì 1 theo Thông tư 27? Phương pháp đánh giá học sinh lớp 3 là gì?
- Toàn bộ nhận xét môn học lớp 9 theo Thông tư 22 chi tiết nhất? Điều kiện để công nhận tốt nghiệp đối với học sinh lớp 9 là gì?
- Tổng hợp mẫu lời nhận xét đánh giá học sinh lớp 4 từng môn học hay nhất 2025?