Mẫu văn kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi ngắn nhất? Kiến thức văn học môn Ngữ văn của học sinh lớp 7 gồm những gì?

Tham khảo mẫu văn kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi ngắn nhất? Kiến thức văn học môn Ngữ văn của học sinh lớp 7 gồm những gì?

Mẫu văn kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi ngắn nhất?

Thầy bói xem voi là tác phẩm nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo. Dưới đây là một số mẫu văn kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi:

Mẫu văn kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi ngắn nhất

Mẫu số 1:

Thầy bói xem voi là một trong những truyện ngụ ngôn mà em thích nhất.

Truyện kể về năm ông thầy bói mù, chưa từng được biết đến con voi là gì. Một hôm, khi đang buổi ế hàng rảnh rỗi, lại nghe tin có con voi đi qua. Thế là năm ông bàn bạc rồi quyết định chung tiền lại, biếu người quản voi, để xin cho voi dừng lại. Khi được đồng ý, năm ông phấn khích chạy lại sờ voi xem nó như thế nào. Ngặt nỗi, voi thì to, mà năm ông thì cứ chăm chăm sờ mỗi một chỗ mà thôi. Ông thì sờ vòi, ông sờ ngà, ông sờ tai, ông sờ chân, ông lại sờ đuôi.

Hậu quả là khi ngồi nói chuyện lại với nhau, năm ông thầy bói đã tranh cãi kịch liệt. Mỗi ông chỉ sờ một bộ phận khác nhau, nên khi đưa ra kết luận cũng khác nhau. Ông nói rằng con voi sun sun như con đỉa. Ông thì nói rằng con voi như cái đòn càn. Ông lại cho rằng voi vè bè như cái quạt thóc. Ông nữa thì bảo voi sừng sững như cái cột đình. Một ông khác lại cãi rằng con voi tua tủa như cái chổi sể cùn. Nói qua nói lại một hồi, chẳng ông nào chịu nhường nhau, thành ra cãi nhau càng lúc càng căng thẳng. Đến mức đánh nhau sứt đầu mẻ trán.

Qua câu chuyện hài hước ấy, em rút ra bài học rằng chúng ta cần phải biết nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. Đồng thời cần biết học cách lắng nghe những ý kiến, đóng góp của người khác. Nếu không sẽ nhận kết quả như năm ông thầy bói kia.

Mẫu số 2:

Truyện ngụ ngôn mà em đọc gần đây nhất là truyện Thầy bói xem voi.

Truyện kể về năm ông thầy bói mù vào một ngày rảnh rỗi, không có khách ghé xem. Bỗng hay tin có một con voi đi ngang qua, mà họ lại chưa biết con voi nó như thế nào. Thế là cả năm người cùng quyết định góp tiền lại đưa cho người quản voi. Sau khi được quản voi đồng ý, năm ông thầy bói bắt đầu xem voi bằng tay. Mỗi ông sờ một bộ phận của con voi, và chỉ sờ mỗi chỗ ấy thôi. Thành ra, chẳng ông nào sờ được toàn bộ con voi cả.

Cuối cùng, ông sờ vòi thì bảo voi sun sun như con đỉa. Ông sờ ngà thì bảo voi chần chẫn như cái đòn càn. Ông sờ tai lại bảo voi bè bè như cái quạt thóc. Ông sờ chân lại bảo voi sừng sững như cái cột đình. Ông sờ đuôi thì khẳng định voi tua tủa như cái chổi sể cùn. Ông nào cũng khăng khăng cho là mình đúng, không chịu nghe ai cả. Cuối cùng, họ lao vào đánh nhau ầm ĩ, đến sứt đầu mẻ trán.

Từ câu chuyện, em rút ra bài học trong cuộc thảo luận với người khác, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến xung quanh để tổng kết và đúc rút ra ý kiến đầy đủ nhất. Chớ có bảo thủ để phải rước lấy hậu quả như những ông thầy bói ở trong truyện.

Mẫu số 3:

Trong kho tàng truyện ngụ ngôn của nước ta thì “Thầy bói xem voi” là một truyện rất hay và nổi bật.

Câu chuyện kể về năm ông thầy bói mù vào một ngày khi đang ngồi buôn chuyện thì họ nghe tin có một gánh xiếc đi qua. Thế là cả năm người cùng gom tiền để đưa cho người quản voi, xin được xem voi. Sau đó, năm ông thầy mói mù sấn sổ bắt đầu xem voi bằng tay. Họ sờ quanh con voi, rồi bắt đầu tả lại. Ông thì nói con voi như cái chổi cùn, ông bảo con voi như cái quạt, ông lại bảo con voi như cột đình. Đến ông khác lại nói voi sun sun như con đỉa, ông bên cạnh thì chắc chắc là voi y cái đòn càn. Do mỗi ông chỉ sờ mỗi một chỗ, nên thành ra chỉ đoán được hình dáng một bộ phận của con voi mà thôi. Nhưng chẳng ai chịu nghe ai cả, cứ thế lao vào đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán.

Từ câu chuyện này, em có thể rút ra bài học quan trọng về việc nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác. Việc chỉ tập trung vào một phần nhỏ của vấn đề có thể dẫn đến những đánh giá sai lầm và mâu thuẫn. Chúng ta cần học cách hòa giải ý kiến khác nhau và tôn trọng sự đa dạng, để tránh những hậu quả không mong muốn như trong truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi".

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu văn kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi ngắn nhất? Kiến thức văn học môn Ngữ văn của học sinh lớp 7 gồm những gì?

Mẫu văn kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi ngắn nhất? Kiến thức văn học môn Ngữ văn của học sinh lớp 7 gồm những gì? (Hình từ Internet)

Kiến thức văn học môn Ngữ văn của học sinh lớp 7 gồm những gì?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, kiến thức văn học của học sinh lớp 7 gồm:

- Giá trị nhận thức của văn học

- Đề tài và chủ đề của văn bản; mối liên hệ giữa chi tiết với chủ đề, cách xác định chủ đề văn bản; thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản

- Văn bản tóm tắt

- Hình thức của tục ngữ

- Đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật của truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba; tác dụng của mỗi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể

- Một số yếu tố hình thức của thơ bốn, năm chữ): số lượng câu, chữ, vần, nhịp

- Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn

- Những trải nghiệm cuộc sống và việc hiểu văn học

Hành vi ứng xử, trang phục của học sinh lớp 7 như thế nào?

Theo quy định tại Điều 36 Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hành vi ứng xử, trang phục của học sinh như sau:

- Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

- Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.

Môn ngữ văn lớp 7
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam lớp 7? Học sinh lớp 7 được khen thưởng học sinh giỏi khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt bài Con mối và con kiến? Học sinh lớp 7 học bao nhiêu tiết môn Ngữ văn trong năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm? 7 hành vi cấm học sinh lớp 7 không được làm?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 4 mẫu viết bài văn biểu cảm về bà sâu sắc và ý nghĩa? Kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7 có những nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường? Các yêu cầu đánh giá học sinh lớp 7 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kể lại truyện Ếch ngồi đáy giếng lớp 7? Công thức tính điểm trung bình môn Ngữ văn lớp 7 học kì 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Bụng và răng miệng tay chân? Mục đích đánh giá học sinh lớp 7 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
3+ bài văn biểu cảm về mẹ lớp 7 điểm cao? Ban đại điện cha mẹ học sinh lớp phải có bao nhiêu thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày ý kiến tán thành? Môn Ngữ văn lớp 7 học viết những loại văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Buổi học cuối cùng? Yêu nước có phải là phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 7?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 783

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;