Mẫu nghị luận xã hội về an toàn giao thông? Nội dung triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông đường bộ trong trường học năm 2024?

Học sinh tham khảo mẫu nghị luận xã hội về an toàn giao thông? Năm 2024 triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông đường bộ trong trường học với nội dung gì?

Mẫu nghị luận xã hội về an toàn giao thông?

An toàn giao thông là một vấn đề xã hội quan trọng, gắn liền với sự an toàn và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Dưới đây là mẫu bài nghị luận xã hội về an toàn giao thông mà học sinh có thể tham khảo.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - Mẫu số 1:

Vấn đề an toàn giao thông luôn luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Và trong những năm gần đây, thì con số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Đặc biệt hơn những con số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động như phải đặt ra vấn đề an toàn giao thông cho tất cả chúng ta để có thể giảm thiểu được những con số đáng báo động như thế này.

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Và khi mọi người tham gia giao thông trên đường, thì không biết trước được đó chính là sự bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan tạo ra. Nếu như bị tai nạn nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, còn nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng và cũng đã như để lại biết bao đau thương, cũng như cả những tiếc nuối cho những người thân. Phương tiện cá nhân ngày càng được gia tăng cũng chính bởi thế mà trên mọi nẻo đường các phương tiện đi lại đông. Nếu như ở các thành phố trung tâm lớn thì xe nhiều vừa gây ách tắc mà có thể có nhiều nguy cơ tai nạn xe cộ xảy ra. Còn đối với những nơi có mật độ dân số thưa thì ý thức chấp hành giao thông lại rất kém, bởi tâm lý coi thường cũng như ít có người tham gia giao thông nên đi lại không cần chú ý quá nhiều phóng nhanh vượt ẩu để rồi khi có những tình huống bất ngờ thì xử lý không kịp dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Chính ví dụ trên thì ta có thể đánh giá nguyên nhân đầu tiên đó chính là nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Nguyên nhân thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng là vì do ý thức kém nên đã không chấp hành luật như đã uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, và khi tham gia giao thông thì lại không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu. Và ta có thể xem đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí.

Có thể thấy thêm một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi mà bị vi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Và nếu như chúng ta xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng và đó có thể là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu cũng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Có thể nói rằng tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Và nếu như mà họ biết quý bản thân mình, họ cũng biết tuân thủ luật lệ giao thông. Hơn nữa là họ cũng phải biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông khi tham gia giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Có thể thấy được chính hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông. Cũng cả vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông, đó là đi bên phải, đi đúng tốc độ quy định, đúng làn đường. Khi mà luật được chấp hành nghiêm chỉnh thì chắc chắn rằng tỷ lệ tai nạn giao thông sẽ được giảm thiểu tới mức đáng kể

Nói riêng về bản thân học sinh thì ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy tích cực tham gia các hoạt động xã hội được tổ chức do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người. Tuyên truyền luật cho cả và gia đình, giúp họ có ý thức để chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Và khi tham gia giao thông chúng ta tuân thủ chấp hành luật chính là một cách để bảo vệ chính chúng ta.

Và tựu trung lại thì tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Có thể thấy được chính vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Và chúng ta có quyền hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ được cải thiện và sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông - Mẫu số 2:

Đất nước ta đang ngày càng phát triển nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế trong những năm gần đây. Nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn một số vấn đề bất cập trong đó có vấn đề giao thông. Vấn đề giao thông đang ngày càng trở nên bất cập và trở thành vấn đề báo động đỏ ở Việt Nam.

Tình trạng tai nạn giao thông đang diễn biến ngày càng phức tạp và đang ở mức báo động. Mỗi ngày đều có người chết và bị thương vì tai nạn giao thông. Người ta không khỏi rùng mình bởi những con số thiệt hại về người vì tai nạn giao thông: mỗi ngày có khoảng 35 người chết, mỗi năm hàng chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Đây quả là một con số biết nói.

Tai nạn giao thông để lại tang thương cho biết bao gia đình, để lại những đứa trẻ không bố mẹ, gia đình tan nát. Bên cạnh đó, còn gây ra biết bao nhiêu tổn hại cho gia đình và xã hội. Có rất nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam họ chỉ sợ sự lộn xộn của giao thông Việt Nam. Họ sợ phải đi bộ ngang đường khi xe cộ đi qua ào ào, không có vỉa hè cho người đi bộ.

Chính vì sự mất an toàn của giao thông Việt Nam ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta do sự lộn xộn, không an toàn của giao thông nước nhà. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông ở nước ta. Đầu tiên, là do ý thức của người dân chúng ta còn kém, thái độ và nhận thức về giao thông của người dân chúng ta còn quá kém. Khi tham gia giao thông ai cũng muốn đi trước không ai nhường nhịn ai mới dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông. Chính vì hiện tượng này mới dẫn đến tình trạng không nhường nhau ở ngã ba, ngã tư gây nên hiện tượng ùn tắc giao thông hàng giờ, hiện tượng phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng gây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nữa là do chất lượng cầu đường không đảm bảo: cầu cũ, cầu yếu, chất lượng kém; mà lưu lượng xe cộ và người lại quá nhiều cho nên dẫn đến tình trạng phải nâng cấp sửa chữa liên tục ảnh hưởng đến chất lượng giao thông. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng đó là do sự tư lợi, họ sẵn sàng dùng phương tiện quá hạn sử dụng, chạy quá tốc độ quy định, chở hành khách quá số người quy định nên dẫn đến tình trạng tai nạn xảy ra.

Để giảm thiểu tối đa tình trạng tai nạn giao thông thì chúng ta cần có những biện pháp nhất định. Trước hết cần phải tuyên truyền cho người dân biết được những hậu quả quả tai nạn giao thông gây ra, tuyên truyền mỗi người dân chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông. Ngoài ra, cần có những hình thức xử phạt thích đáng dành cho những người cố tình vi phạm luật an toàn giao thông.

Nhà nước cần có những giải pháp mang tầm chiến lược nâng cao chất lượng đường sá để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông.Tình trạng tai nạn giao thông đang diễn ra ngày càng phức tạp và trở thành một trong những vấn đề nóng mà chúng ta cần quan tâm. Đảng và Nhà nước đã cần có những chính sách thích đáng hơn nữa vì một xã hội văn minh tốt đẹp hơn.

An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu nghị luận xã hội về an toàn giao thông? Nội dung triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông đường bộ trong trường học năm 2024?

Mẫu nghị luận xã hội về an toàn giao thông? Nội dung triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông đường bộ trong trường học năm 2024? (Hình từ Internet)

Nội dung triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông đường bộ trong trường học năm 2024?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục 3 Kế hoạch 25/KH-BGDĐT năm 2024 hướng dẫn về nội dung triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông đường bộ trong trường học năm 2024 như sau:

- Các quy định về tín hiệu giao thông đường bộ, biển báo hiệu giao thông đường bộ (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn) về màu sắc, hình dạng…; hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông.

- Các kỹ năng ngồi trên xe đạp, xe đạp điện, xe gắn máy, xe mô tô, xe ô tô, xe buýt, an toàn và đi bộ an toàn; độ tuổi của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy; quy định bắt buộc về đội mũ bảo hiểm; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện an toàn; phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông.

- Quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ xảy ra tai nạn, nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông.

- Quy định của pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Học sinh trung học phổ thông có được đi xe 50 phân khối đến trường không?

Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 về tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:

Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Như vậy, học sinh trung học phổ thông được phép đi xe 50 phân khối đến trường nếu đủ 18 tuổi trở lên và có thể đi xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 phân phối nếu đủ từ 16 tuổi trở lên.

Môn ngữ văn lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền kỳ mạn lục là gì? Môn Ngữ văn lớp 10 có phải là môn học bắt buộc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn văn 10 bài Héc To từ biệt Ăng Đro Mác ngắn nhất? Thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn trong phương pháp giáo dục môn Ngữ văn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 03 bài thuyết trình về một vấn đề xã hội lớp 10? Yêu cầu cần đạt của chuyên đề viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian lớp 10?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận xã hội về an toàn giao thông? Nội dung triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông đường bộ trong trường học năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Suy nghĩ của em về vấn đề an toàn giao thông hiện nay? Môn Ngữ văn lớp 10 có phải là môn học bắt buộc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị luận xã hội về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ? Năng lực ngôn ngữ môn Ngữ văn của học sinh lớp 10 có gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt Truyện Kiều Nguyễn Du ngắn nhất? 3 chuyên đề học tập sẽ có trong môn Ngữ văn lớp 10 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm trong công việc lớp 10? Học sinh lớp 10 học bao nhiêu tiết Ngữ văn?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu viết bài văn biểu cảm về người bạn thân ngắn gọn? Học sinh không tham gia kiểm tra vì sự cố bất khả kháng thì giải quyết như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 mẫu đoạn văn nghị luận 200 chữ về khoảng lặng trong cuộc sống? Học sinh lớp 10 có phải học văn nghị luận xã hội không?
Tác giả:
Lượt xem: 140

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;