Mẫu học bạ THPT áp dụng mới nhất? Hướng dẫn sử dụng học bạ theo Thông tư 22?
Mẫu học bạ THPT áp dụng mới nhất? Hướng dẫn sử dụng học bạ theo Thông tư 22?
Hiện nay, Luật Giáo dục 2019 và các văn bản hướng dẫn không quy định khái niệm học bạ THPT, tuy nhiên có thể hiểu học bạ THPT là sự ghi nhận suốt hành trình học tập và theo suốt hành trình về sau của học sinh THPT. Học bạ có thể ghi nhận mặt ưu điểm còn nhược điểm, khuyết điểm của học sinh THPT
Mẫu học bạ THPT áp dụng mới nhất hiện này được quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT. Mẫu học bạ THPT theo Thông tư 22 như sau:
Tải về mẫu học bạ THPT theo Thông tư 22.
Hướng dẫn sử dụng học bạ theo Thông tư 22?
Tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có hướng dẫn sử dụng học bạ như sau:
[1] Quy định chung
- Học bạ học sinh được nhà trường quản lý và bảo quản trong trường; đầu năm học, cuối học kỳ, cuối năm học, được bàn giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp để thực hiện việc ghi vào Học bạ và thu lại sau khi đã hoàn thành.
- Nội dung trang 1 phải được ghi đầy đủ khi xác lập Học bạ; Hiệu trưởng ký, đóng dấu xác nhận quá trình học tập từng năm học từ lớp 10 đến lớp 12.
[2] Giáo viên môn học
- Ghi điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập theo môn học từng học kì, cả năm học; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) của học sinh.
- Khi sửa chữa (nếu có), dùng bút mực đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về việc sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.
[3]. Giáo viên chủ nhiệm
- Tiếp nhận và bàn giao lại Học bạ học sinh với văn phòng nhà trường.
- Đôn đốc việc ghi vào Học bạ điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập của học sinh của giáo viên môn học.
- Ghi đầy đủ các nội dung trên trang 1, nội dung ở phần đầu các trang tiếp theo, nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh theo từng năm học.
- Ghi kết quả tổng hợp đánh giá; mức đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có); đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với học sinh phải rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có).
- Ghi rõ được lên lớp hoặc không được lên lớp; hoàn thành hoặc chưa hoàn thành chương trình trung học phổ thông; chứng chỉ (nếu có), kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có), khen thưởng (nếu có).
- Ghi nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong quá trình rèn luyện và học tập.
[4] Hiệu trưởng
- Phê duyệt Học bạ của học sinh khi kết thúc năm học.
- Kiểm tra việc quản lý, bảo quản, ghi Học bạ.
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm quy định về việc lập sổ học bạ, vào sổ và bảo quản sổ tại Thông tư 1947-TT-PT năm 1956 (hiện không còn phù hợp chỉ có tính chất tham khảo)
Mẫu học bạ THPT áp dụng mới nhất? Hướng dẫn sử dụng học bạ theo Thông tư 22? (Hình từ Internet)
Yêu cầu của việc đánh giá học sinh THPT là gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đánh giá học sinh như sau:
Yêu cầu đánh giá
1. Đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
2. Đánh giá bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan.
3. Đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
4. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh với nhau.
Như vậy, việc đánh giá học sinh THPT phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông. Đánh giá học sinh THPT cần bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan và đáp ứng thêm các yêu cầu sau:
- Đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
- Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh với nhau.
Theo Điều 2 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có 02 hoạt động đánh giá học sinh là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì cụ thể:
- Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông;
Việc đánh giá thường xuyên nhằm cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy học; hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh; xác nhận kết quả đạt được của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện và học tập.
- Đánh giá định kì là hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện và học tập sau một giai đoạn trong năm học nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông;
Hoạt động đánh giá định kì cung cấp thông tin phản hồi cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy học; xác nhận kết quả đạt được của học sinh.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?