Mẫu học bạ đối với học sinh tiểu học khuyết tật tại các cơ sở giáo dục đặc biệt thực hiện theo quy định nào?

Mẫu học bạ đối với học sinh tiểu học khuyết tật tại các cơ sở giáo dục đặc biệt thực hiện theo quy định nào?

Mẫu học bạ đối với học sinh tiểu học khuyết tật tại các cơ sở giáo dục đặc biệt thực hiện theo quy định nào?

Hiện nay, mẫu học bạ đối với học sinh tiểu học khuyết tật tại các cơ sở giáo dục đặc biệt là mẫu ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT.

Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, mẫu học bạ tiểu học có dạng như sau:

>> Tải Mẫu học bạ tiểu học mới nhất: Tải

Mẫu học bạ đối với học sinh tiểu học khuyết tật tại các cơ sở giáo dục đặc biệt thực hiện theo quy định nào?

Mẫu học bạ đối với học sinh tiểu học khuyết tật tại các cơ sở giáo dục đặc biệt thực hiện theo quy định nào? (Hình từ Internet)

Đánh giá học sinh tiểu học ở trường, lớp dành cho người khuyết tật thế nào?

Căn cứ Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT như sau:

Đánh giá học sinh ở trường, lớp dành cho người khuyết tật
1. Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hòa nhập tùy theo dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, được đánh giá như đối với học sinh không khuyết tật, có điều chỉnh yêu cầu cho phù hợp với dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.
3. Đối với học sinh học ở các lớp dành cho người khuyết tật: giáo viên đánh giá học sinh căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp dành cho người khuyết tật và kết quả đánh giá định kỳ môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Quy định này.

Căn cứ Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Đánh giá định kỳ
1. Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
a) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
b) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
...

Theo đó, đánh giá học sinh ở trường, lớp dành cho người khuyết tật thực hiện như sau:

(1) Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hòa nhập tùy theo dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, được đánh giá như đối với học sinh không khuyết tật, có điều chỉnh yêu cầu cho phù hợp với dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.

(2) Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.

(3) Đối với học sinh học ở các lớp dành cho người khuyết tật: giáo viên đánh giá học sinh căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp dành cho người khuyết tật và kết quả đánh giá định kỳ môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định:

Vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán có bài kiểm tra định kỳ;

Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ 1 và giữa học kỳ 2.

Đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học là người khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc gì?

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:

Đánh giá kết quả giáo dục
1. Việc đánh giá kết quả giáo dục của người khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
2. Đối với người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn.
3. Đối với người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Vậy, việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh tiểu học là người khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

Học sinh tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Kịch bản sinh hoạt dưới cờ chủ đề 22 12 chú ý nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học trong năm 2024 được quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân Ngày 22 tháng 12 năm 2024? Học sinh lớp 4 có phải đóng học phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư gửi chú bộ đội biên phòng ngắn gọn nhân Mẫu thư gửi chú bộ đội biên phòng ngắn gọn Ngày 22 tháng 12 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vẽ chú bộ đội hải quân đẹp nhất? Ai có vai trò quan trọng trong việc quyết định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 10 mẫu vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc Tết gửi các chú bộ đội ý nghĩa nhất? Các loại hình lớp tiểu học hiện nay là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết đơn xin vào Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Labubu là gì? Nguồn gốc của món đồ chơi Labubu? Học sinh tiểu học được khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về suất ăn bán trú của học sinh tiểu học? Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm về nơi chế biến thức ăn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép học sinh là mẫu nào? Học sinh xin nghỉ học được mấy buổi trong 1 năm học?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;