Mẫu đơn xin nhập học cho học sinh tiểu học ra sao?

Đơn xin nhập học cho học sinh tiểu học vào lớp 1? tải về mẫu đơn xin nhập học tại đâu?

Mẫu đơn xin nhập học cho học sinh tiểu học ra sao?

Căn cứ Điều 33 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm.

Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi.

Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Khi trẻ đến tuổi học lớp 1, các bậc phụ huynh có thể tham khảo mẫu đơn xin nhập học sau:

>> Mẫu đơn nhập học lớp 1 (trong tỉnh): Tải về

>> Mẫu đơn nhập học lớp 1 (ngoài tỉnh): Tải về

Lưu ý: Mẫu đơn xin nhập học trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu đơn xin nhập học cho học sinh tiểu học vào lớp 1 ra sao?

Mẫu đơn xin nhập học cho học sinh tiểu học vào lớp 1 ra sao? (Hình từ Internet)

Học sinh vào lớp 1 các trường tiểu học công lập có được miễn học phí không?

Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo.

Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng không phải đóng học phí
1. Học sinh tiểu học trường công lập.
2. Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Theo như quy định trên thì học sinh tiểu học trường công lập sẽ là đối tượng không phải đóng học phí.

Như vậy, học sinh vào lớp 1 các trường tiểu học công lập sẽ được miễn học phí.

Cụ thể yêu cầu cần đạt về 03 năng lực chung của học sinh tiểu học lớp 1 ra sao?

Theo Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, cụ thể yêu cầu cần đạt về 03 năng lực chung của học sinh tiểu học lớp 1 như sau:

Năng lực

Cấp tiểu học

Năng lực tự chủ và tự học


Tự lực

Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.

Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng

Có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân; bước đầu biết cách trình bày và thực hiện một số quyền lợi và nhu cầu chính đáng.

Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình

- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác.

- Hoà nhã với mọi người; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác.

- Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học và các việc khác.

Thích ứng với cuộc sống

- Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.

- Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau.

Định hướng nghề nghiệp

- Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân.

- Biết tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệ được những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình.

Tự học, tự hoàn thiện

- Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học.

- Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của thầy cô.

- Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết.

- Có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt.

Năng lực giao tiếp và hợp tác


Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp

- Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân.

- Tiếp nhận được những văn bản về đời sống, tự nhiên và xã hội có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh như truyện tranh, bài viết đơn giản.

- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng.

- Tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp.

Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn

- Biết cách kết bạn và giữ gìn tình bạn.

- Nhận ra được những bất đồng, xích mích giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau; biết nhường bạn hoặc thuyết phục bạn.

Xác định mục đích và phương thức hợp tác

Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân

Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.

Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác

Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để đề xuất phương án phân công công việc phù hợp.

Tổ chức và thuyết phục người khác

Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.

Đánh giá hoạt động hợp tác

Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của thầy cô.

Hội nhập quốc tế

- Có hiểu biết ban đầu về một số nước trong khu vực và trên thế giới.

- Biết tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế theo hướng dẫn của nhà trường.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo


Nhận ra ý tưởng mới

Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.

Phát hiện và làm rõ vấn đề

Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.

Hình thành và triển khai ý tưởng mới

Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện.

Đề xuất, lựa chọn giải pháp

Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.

Thiết kế và tổ chức hoạt động

- Xác định được nội dung chính và cách thức hoạt động để đạt mục tiêu đặt ra theo hướng dẫn.

- Nhận xét được ý nghĩa của các hoạt động.

Tư duy độc lập

Nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng xung quanh; không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng; sẵn sàng thay đổi khi nhận ra sai sót.

>> Xem Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải (Lưu ý: Một số nội dung tại File này được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT)

Học sinh tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây? Chương trình giáo dục học sinh tiểu học thể hiện những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các câu đố về đồ dùng học tập hoặc những đồ vật khác ở trường? Chương trình lớp 3 gồm các môn học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kịch bản sinh hoạt dưới cờ chủ đề 22 12 chú ý nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học trong năm 2024 được quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân Ngày 22 tháng 12 năm 2024? Học sinh lớp 4 có phải đóng học phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư gửi chú bộ đội biên phòng ngắn gọn nhân Mẫu thư gửi chú bộ đội biên phòng ngắn gọn Ngày 22 tháng 12 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vẽ chú bộ đội hải quân đẹp nhất? Ai có vai trò quan trọng trong việc quyết định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 10 mẫu vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc Tết gửi các chú bộ đội ý nghĩa nhất? Các loại hình lớp tiểu học hiện nay là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết đơn xin vào Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Labubu là gì? Nguồn gốc của món đồ chơi Labubu? Học sinh tiểu học được khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu khi nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;