13:05 | 04/09/2024

Mẫu đơn xin học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên?

Giáo viên muốn đi học nâng cao trình độ chuyên môn thì cần soạn đơn xin học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn thế nào?

Mẫu đơn xin học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên?

Đơn xin học bồi dưỡng nâng cao trình độ là một trong những giấy tờ cần có trong hồ sơ, học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên.

Hiện nay chưa có quy định về mẫu đơn xin học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên, tuy nhiên giáo viên có thể tham khảo mẫu đơn xin học bồi dưỡng dưới đây:

Tải về mẫu đơn xin học bồi dưỡng mẫu 1

Tải về mẫu đơn xin học bồi dưỡng mẫu 2

Mẫu đơn xin học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên?

Mẫu đơn xin học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên? (Hình từ Internet)

Mục đích bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên (Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT thì giáo viên cần phải được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nhằm mục đích sau:

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của vị trí việc làm đối với giáo viên, cán bộ quản lý;

- Là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý;

- Nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu vị trí việc làm;

- Đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động BDTX giáo viên, cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.

Cơ sở nào được phép bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên?

Tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX gồm:
a) Cơ sở giáo dục bồi dưỡng giáo viên: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;
b) Cơ sở giáo dục bồi dưỡng cán bộ quản lý: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
2. Cơ sở giáo dục được thực hiện nhiệm vụ BDTX phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Là cơ sở giáo dục được quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Đảm bảo năng lực xây dựng tài liệu BDTX theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này;
c) Đảm bảo đội ngũ báo cáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này;
d) Có cơ sở vật chất thiết bị, kỹ thuật, cơ sở thực hành đáp ứng được công tác bồi dưỡng, trong đó đảm bảo có hệ thống thông tin tích hợp để định kỳ thu thập và xử lý dữ liệu về báo cáo viên, giáo viên và cán bộ quản lý; có hệ thống ghi nhận và xử lý phản hồi từ các bên có liên quan về các tiến bộ trong bồi dưỡng nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; hệ thống phần cứng và phần mềm công nghệ được duy trì thường xuyên và luôn sẵn sàng để báo cáo viên và giáo viên, cán bộ quản lý có thể sử dụng hiệu quả;
3. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng.

Như vậy, cơ sở bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên bao gồm:

- Trường sư phạm;

- Cơ sở giáo dục có khoa sư phạm;

- Cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;

Bên cạnh đó cơ sở bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên phải đáp ứng điều kiện:

- Đảm bảo năng lực xây dựng tài liệu BDTX theo quy định;

- Đảm bảo đội ngũ báo cáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định;

- Có cơ sở vật chất thiết bị, kỹ thuật, cơ sở thực hành đáp ứng được công tác bồi dưỡng, trong đó đảm bảo có hệ thống thông tin tích hợp để định kỳ thu thập và xử lý dữ liệu về báo cáo viên, giáo viên và cán bộ quản lý;

- Có hệ thống ghi nhận và xử lý phản hồi từ các bên có liên quan về các tiến bộ trong bồi dưỡng nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý;

- Hệ thống phần cứng và phần mềm công nghệ được duy trì thường xuyên và luôn sẵn sàng để báo cáo viên và giáo viên, cán bộ quản lý có thể sử dụng hiệu quả;

Bồi dưỡng thường xuyên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Hỗ trợ 1,2 triệu khi giáo viên TPHCM tham gia bồi dưỡng thường xuyên?
Hỏi đáp Pháp luật
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lựa chọn mô đun chương trình bồi dưỡng 03 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
GVPT 15 về ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn sổ tay hướng dẫn giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Bồi dưỡng thường xuyên module 4 dành cho giáo viên mầm non là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bồi dưỡng thường xuyên về kiểm tra, đánh giá học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông là mô đun mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung bồi dưỡng thường xuyên về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thế nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 57
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;