Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập áp dụng cho sinh viên hộ nghèo người dân tộc thiểu số đang học tại trường đại học công lập?
- Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập áp dụng cho sinh viên hộ nghèo người dân tộc thiểu số đang học tại trường đại học công lập?
- Mức hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo đang học tại trường đại học công lập là bao nhiêu?
- Trình tự, thủ tục hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập của sinh viên dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo đang theo học tại trường đại học công lập?
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập áp dụng cho sinh viên hộ nghèo người dân tộc thiểu số đang học tại trường đại học công lập?
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập áp dụng cho sinh viên hộ nghèo người dân tộc thiểu số đang học tại trường đại học công lập là mẫu tại phụ lục 2 được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC.
Tải về mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập áp dụng cho sinh viên hộ nghèo người dân tộc thiểu số đang học tại trường đại học công lập tại đây: tải về
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập áp dụng cho sinh viên hộ nghèo người dân tộc thiểu số đang học tại trường đại học công lập? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo đang học tại trường đại học công lập là bao nhiêu?
Tại Điều 3 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định về mức hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo đang học tại trường đại học công lập như sau:
Mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.
Như vậy, mức hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo đang học tại trường đại học công lập bằng 60% mức lương cơ sở.
Sinh viên được hỗ trợ chi phí học tập được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên. Theo đó, số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.
Trình tự, thủ tục hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập của sinh viên dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo đang theo học tại trường đại học công lập?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC thì trình tự, thủ tục hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập của sinh viên dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo đang theo học tại trường đại học công lập như sau:
Bước 1: Sinh viên nộp hồ sơ
Trong vòng 30 ngày kể từ khi khai giảng năm học, trường đại học thông báo cho sinh viên học tại cơ sở giáo dục về chính sách hỗ trợ chi phí học tập, thời gian nộp hồ sơ và hướng dẫn sinh viên nộp một bộ hồ sơ theo quy định sau:
Gửi hồ sơ về trường đại học công lập nơi sinh viên theo học.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (mẫu đơn theo phụ lục 1, 2);
- Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng);
- Giấy khai sinh (bản sao có công chứng);
Lưu ý:
- Sinh viên thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải nộp hồ sơ 01 lần vào đầu năm học. Trong năm học, nếu gia đình sinh viên thuộc diện đã thoát nghèo thì sinh viên có trách nhiệm nộp văn bản chứng nhận hộ đã thoát nghèo để dừng việc chi trả chi phí học tập cho kỳ tiếp theo.
- Đối với sinh viên chưa thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập, nếu trong năm học, gia đình sinh viên được bổ sung diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì nộp hồ sơ bổ sung đối tượng hưởng chính sách làm căn cứ chi trả chi phí học tập trong kỳ tiếp theo.
Thời gian được hưởng theo hiệu lực của Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Trường hợp trong quá trình học tập, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ chi phí học tập không nộp đơn đề nghị kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo qui định thì chỉ được chi trả chi phí học tập tính từ ngày trường đại học, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ đến khi kết thúc khóa học và không được giải quyết truy lĩnh tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với thời gian đã học từ trước thời điểm sinh viên gửi hồ sơ đề nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Thủ trưởng các trường đại học công lập, căn cứ quy định tại Điều 2; khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC:
- Tổ chức quy trình thẩm định, đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ;
- Tổng hợp, lập danh sách và dự toán kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên theo phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp kiểm tra, phê duyệt, tổng hợp gửi cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?
- Cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
- Top mẫu Đề thi cuối kì 1 GDCD 7 năm 2024 2025? Ngôn ngữ chữ viết đối với học sinh cấp 2 được quy định ra sao?
- Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12? Các thiết bị nào dùng để thực hành dạy học môn Sinh học lớp 12?
- Chi tiết 02 đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt đi kèm đáp án? Những kiến thức Tiếng Việt nào mà học sinh lớp 1 sẽ được học?
- WWW là gì? WWW ra đời năm nào? Học sinh ở lớp mấy thì bắt đầu học môn Tin học?
- Trình độ thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
- Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5 đi kèm đáp án? Môn Tiếng Anh lớp 5 có những kiến thức ngôn ngữ gì?
- Tổng hợp đề thi môn Tiếng Anh lớp 7 học kì 1 đi kèm đáp án mới nhất 2025? Môn Tiếng Anh có mục tiêu chung là gì?
- Top 03 đề thi môn Tin học lớp 7 cuối kì 1 có đáp án? Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên môn Tin học lớp 7 cần làm gì?