Mẫu đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ Mây và sóng thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ?
Mẫu đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ Mây và sóng thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ?
Dưới đây là các mẫu đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ Mây và sóng thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ ngắn gọn mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Mẫu đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ Mây và sóng thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ “Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. |
Mẫu đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ Mây và sóng thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ Trong thơ ca, đề tài tình mẫu tử đã rất quen thuộc, và R.Ta-go, một nhà thơ người Ấn Độ đã đóng góp vào đó một bài thơ độc đáo và thú vị - Mây và sóng. Đọc bài thơ, tôi có cảm giác như đang được đọc một câu chuyện kể. Nhân vật chính trong bài thơ là em bé, kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Tình cờ dạo chơi trên biển, em bé nghe thấy tiếng gọi từ trên mây và trong sóng. Họ đã mời em đến với thế giới của mình. Nơi đó vô cùng lung linh, hấp dẫn khơi gợi sự tò mò của trẻ thơ. Mặc dù em bé rất muốn được khám phá thế giới đó, nhưng khi nhớ về mẹ đang đợi ở nhà thì em bé đã từ chối lời mời gọi hấp dẫn: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Qua đó, tôi thấy được tình yêu thương của em bé dành cho mẹ lớn lao đến chừng nào. Đoạn thơ cuối trở nên hấp dẫn hơn khi em bé nói với mẹ về trò chơi mà mình đã nghĩ ra. Trò chơi thể hiện sự gắn kết, yêu mến của em bé với người mẹ. Em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền để ôm ấp và che chở cho em. Những câu thơ miêu tả hình ảnh “sóng, mây” thật độc đáo, sinh động. Tôi ấn tượng nhất với hình ảnh cuối bài thơ “Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan vào lòng mẹ” cho thấy sự gắn bó, yêu thương của em bé và mẹ. “Mây và sóng” là một bài thơ giàu hình ảnh, gửi gắm giá trị vô cùng ý nghĩa về tình mẫu tử thiêng liêng, ấm áp. Có thể khẳng định rằng, Mây và sóng của R. Ta-go là một bài thơ thú vị, hấp dẫn và giàu ý nghĩa. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ Mây và sóng thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ? (Hình ảnh từ Internet)
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục ở chương trình tiểu học ra sao?
Căn cứ Điều 7 Luật Giáo dục 2019 yêu cầu cụ thể về nội dung, phương pháp giáo dục các cấp nói chung như sau:
- Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.
- Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Ngoài ra căn cứ theo Điều 30 Luật Giáo dục 2019 còn quy định riêng đối với giáo dục tiểu học như sau:
- Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục cấp tiểu học.
- Về nội dung: Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
- Về phương pháp giáo dục: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.
Khi nào học sinh lớp 5 được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định về xét hoàn thành chương trình tiểu học như sau:
Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học
1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:
a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành.
b) Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.
c) Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp.
2. Xét hoàn thành chương trình tiểu học:
Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào Học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.
Như vậy, theo quy định trên thì học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học khi học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào Học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 Toán 10 có đáp án? Học sinh lớp 10 được học các kiến thức gì trong môn Toán?
- Đề thi cuối kì 1 môn GDCD lớp 8 có đáp án mới nhất? Mục tiêu của môn GDCD lớp 8 ra sao?
- Thế nào là hình hộp chữ nhật? Công thức tính thể tích khối hộp chữ nhật? Môn Toán ở cấp THPT giúp phát triển các năng lực nào?
- Đề thi cuối kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 có đáp án? Nguyên tắc dạy học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông là gì?