Mẫu đoạn văn nghị luận về tình thầy trò lớp 12? Được bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT khi nào?

Học sinh lớp 12 tham khảo mẫu đoạn văn nghị luận về tình thầy trò? Trong trường hợp nào thì được bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT?

Mẫu đoạn văn nghị luận về tình thầy trò lớp 12?

Tình thầy trò là một trong những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, gắn liền với đạo lý "Tôn sư trọng đạo" đã được lưu truyền từ bao đời nay. Dưới đây là mẫu đoạn văn nghị luận về tình thầy trò mà học sinh có thể tham khảo.

Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò - Mẫu số 1:

Cho dù cuộc sống vật chất của cơ chế thị trường ngày nay có làm cho giá trị đạo đức có nhiều thay đổi, nhưng với nhiều người, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam, tình nghĩa thầy trò đối với họ vẫn hết sức thiêng liêng. Những người thầy, người cô ấy dám hy sinh một cuộc sống sung túc để theo đuổi việc đưa đò cho người khách qua được bến bờ tương lai xây dựng đất nước mà không biết rằng liệu người khách ấy có còn nhớ đến mình hay không? Người cha, người mẹ thứ hai dạy những đứa con yêu của mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngã và đối đầu với thử thách. Ôi những đứa con học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô nghiêm khắc trách phạt là mỗi con dao cứa vào tim đau xót biết chừng nào; làm sao biết được ẩn sau nụ cười khi thấy chúng em được thành tích tốt là niềm hạnh phúc khôn cùng. Vì những lẽ đó, thay vi vô lễ, hỗn xược, tỏ thái độ vô ơn với thầy cô, học sinh chúng ta cần phải hết lòng kính trọng, suốt đời nhớ ơn “người lái đò” tận tụy ấy. Và hơn hết chúng ta phải cố gắng học thật giỏi để mãi xứng đáng là học trò ngoan của người thầy, người cô.

Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò - Mẫu số 2:

Tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật, là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò. Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, dạy dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Tình nghĩa thầy trò, mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh. Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất. “Trọng thầy mới được làm thầy”.

Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò - Mẫu số 3:

Tình thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong xã hội. Tình thầy trò là tình cảm của thầy giáo và học sinh, đó là sự yêu thương, gắn bó, biết ơn và trân trọng giữa hai thế hệ. Thầy là người mang trong mình sứ mệnh giáo dục, lòng nhiệt huyết và trái tim tràn đầy tình yêu thương với học trò. Học trò là người học, là người sẽ tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống được truyền lại từ người thầy của mình. Tình thầy trò chính là tình cảm cao đẹp, xuất phát từ trái tim con người và được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Hiện nay, tình thầy trò vẫn luôn là tình cảm được xã hội đề cao bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân cách con người và toàn xã hội. Thế nhưng, bên cạnh những biểu hiện cao đẹp của tình thầy trò thì do sự phát triển chóng mặt của xã hội kéo theo những tệ nạn, cám dỗ, tình thầy trò đang bị mai một và tha hóa với những hành động động xấu như thầy đánh đập, chửi bới, áp đặt học trò, hoặc thậm chí có những em học sinh còn có thái độ, hành động không tôn trọng, bất kính với người đã dạy dỗ mình… Trước những biểu hiện tiêu cực đó, chúng ta cần có thái độ kiên quyết ngăn chặn cùng những biện pháp giáo dục, kỉ luật hiệu quả, có như vậy, môi trường giáo dục mới được lành mạnh, xã hội mới có thể phát triển được.

Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò - Mẫu số 4:

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những mối quan hệ và tình cảm đáng quý, đáng trân trọng. Trong số đó, tình cảm thầy trò là một trong những tình cảm cao đẹp nhất trong xã hội. Tình thầy trò bao gồm sự yêu thương và ân cần dạy bảo của người thầy, với hy vọng rằng học sinh sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Đồng thời, tình thầy trò cũng bao gồm lòng biết ơn, lòng kính trọng và sự yêu mến của học sinh đối với giáo viên đã giảng dạy họ. Giáo viên là những người có sứ mệnh dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh rèn luyện nhân cách và phẩm chất. Những người học sinh lớn lên và trở thành người có ích cho xã hội nhờ vào công lao dạy dỗ của người thầy. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn và kính trọng những người giáo viên bằng tấm lòng chân thành nhất, vì nếu không có họ, chúng ta sẽ khó có được thành công. Tình thầy trò không chỉ giúp xã hội phát triển mà còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn con người. Chúng ta có thể có nhiều người thầy khác nhau, nhưng điều quan trọng là chúng ta cùng hướng đến tình yêu thương, sự kính trọng và đền ơn đáp nghĩa đối với người thầy. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều biến tướng của tình thầy trò, khiến cho tình cảm này mất giá trị của nó. Có nhiều trường hợp thầy cô đánh đập học sinh hoặc học sinh không tôn trọng giáo viên của mình. Những trường hợp này đáng bị xã hội lên án để mọi người cảnh tỉnh. Cuộc đời ngắn ngủi, chúng ta có quỹ thời gian hữu hạn. Vì vậy, hãy sống hướng đến những điều tốt đẹp và đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giảng dạy và dạy dỗ chúng ta.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu đoạn văn nghị luận về tình thầy trò lớp 12? Được bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT khi nào?

Mẫu đoạn văn nghị luận về tình thầy trò lớp 12? Được bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT khi nào? (Hình từ Internet)

Được bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 38 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định về bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT như sau:

Bảo lưu điểm thi
...
1. Thí sinh đã dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi được bảo lưu điểm thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi năm liền kề tiếp theo. Bài thi/môn thi được bảo lưu điểm thi gồm:
a) Bài thi độc lập đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên;
b) Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên và các môn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 (một) điểm;
c) Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.
...

Như vậy, thí sinh sẽ được bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT để xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi năm liền kề tiếp theo nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Đã dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định nhưng chưa tốt nghiệp THPT.

- Không bị kỷ luật hủy kết quả thi.

Đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT gồm những ai?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT như sau:

- Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;

- Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;

- Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;

- Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.

Môn Ngữ văn lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp cách viết kết bài ngắn gọn cho bài phân tích tác phẩm thơ lớp 12? Nội dung của kiến thức văn học lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 có lời giải chi tiết? Nội dung kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 12 có mấy kiểu văn bản?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục? Trường THPT có liên hệ gì đối với gia đình học sinh và xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
So sánh hình ảnh bát cháo hành trong Chí Phèo và cháo cám trong Vợ nhặt? 3 chuyên đề trong môn Ngữ văn lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài văn nghị luận xã hội về vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay? Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kết bài nghị luận xã hội về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ bằng một ca khúc? 2 kiểu văn bản được học ở lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ lớp 12? Yêu cầu cần đạt đối với thực hành viết của học sinh lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 2 mẫu văn nghị luận xã hội 600 chữ về quyền được sai lầm của tuổi trẻ? Yêu cầu cần đạt về văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phân tích Chí khí anh hùng 12 câu đầu lớp 10? Quy định về đánh giá thường xuyên học sinh THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết thư trao đổi với bạn về một vấn đề mà học sinh lớp 12 quan tâm? Yêu cầu năng lực tự học lớp 12?
Tác giả:
Lượt xem: 133
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;