Mẫu đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường lớp 9? Điều kiện để học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở là gì?

Học sinh tham khảo mẫu đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường lớp 9? Điều kiện để học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở là gì?

Mẫu đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường lớp 9?

Dưới đây là một số mẫu đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường mà học sinh lớp 9 có thể tham khảo:

Đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường

Mẫu 1:

Bạo lực học đường là một vấn nạn đáng lo ngại hiện nay, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh. Trước hết, bạo lực học đường có thể gây ra những tổn thương về thể chất, tinh thần và cảm xúc cho học sinh bị nạn. Một ví dụ thực tế cho thấy, trong một vụ việc ở Hà Nội, một em học sinh đã bị bạn cùng lớp tấn công chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ nhặt trong giờ ra chơi, khiến em bị chấn thương nặng và phải nghỉ học trong nhiều tuần. Những vụ việc như thế không chỉ ảnh hưởng đến học sinh bị tổn thương mà còn khiến các học sinh khác sống trong sự lo lắng và sợ hãi. Hơn nữa, bạo lực học đường làm suy giảm mối quan hệ giữa bạn bè, phá hoại tinh thần đoàn kết và tình bạn trong lớp học. Nhiều em do sợ hãi, không dám nói ra sự thật, dẫn đến cảm giác cô đơn, xa lánh tập thể, mất lòng tin vào bạn bè và thầy cô. Để hạn chế vấn đề này, cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh về lòng bao dung, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và xử lý tình huống. Chỉ khi nào mỗi cá nhân học sinh hiểu được tác hại của bạo lực và có ý thức bảo vệ môi trường học đường trong sáng, thân thiện, thì vấn nạn bạo lực học đường mới có thể được đẩy lùi.

Mẫu 2:

Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều học sinh. Nó không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn để lại hậu quả tâm lý lâu dài. Nguyên nhân có thể từ sự thiếu quan tâm từ gia đình, áp lực học tập, hoặc môi trường học đường không lành mạnh. Các hành vi bạo lực thường bao gồm đánh đập, bắt nạt, hoặc lăng mạ, cô lập nạn nhân. Hậu quả của bạo lực học đường rất nghiêm trọng. Nạn nhân có thể bị tổn thương thể chất, mất tự tin, và gặp khó khăn trong học tập. Nhiều em còn phải đối mặt với các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tự tử. Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân mà còn tác động tiêu cực đến toàn bộ môi trường học đường, làm giảm chất lượng giáo dục và tạo ra không khí căng thẳng, thiếu an toàn. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có sự chung tay của nhà trường, gia đình và xã hội. Cụ thể hơn, nhà trường cần xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện và có biện pháp phòng ngừa bạo lực hiệu quả. Gia đình cần quan tâm, lắng nghe và hỗ trợ con em mình, giúp các em phát triển kỹ năng xã hội và giải quyết xung đột một cách hòa bình. Xã hội cũng cần nâng cao nhận thức và hỗ trợ các chương trình giáo dục, tư vấn tâm lý cho học sinh. Chỉ khi có sự chung tay của tất cả các bên, chúng ta mới có thể tạo ra một môi trường học đường an toàn và lành mạnh cho học sinh.

Mẫu 3:

Hiện nay trên các trang mạng xã hội tràn lan các clip học sinh đánh nhau, giải quyết các mâu thuẫn cá nhân bằng bạo lực. Những sự việc trên đang là những tiếng chuông báo động về sự suy thoái về đạo đức cũng như văn hóa của một bộ phận giới trẻ cũng như cảnh tỉnh các phụ huynh chưa thực sự sát sao đến con cái. Lứa tuổi học sinh là độ tuổi chưa ổn định về tâm lý, dễ bị lôi kéo kích động hoặc ảnh hưởng từ những văn hóa phẩm độc hại. Bạo lực khiến cho con người ta ảo tưởng về sức mạnh, vị trí của bản thân, từ đó có những suy nghĩ và hành động lệch lạc, trái đạo đức. Việc tiếp xúc với nhiều chương trình, trò chơi bạo lực cùng tâm lí thích thể hiện bản thân ở tuổi mới lớn chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Cùng với đó, việc giáo dục, quản lí lỏng lẻo của gia đình và nhà trường cũng góp phần hình thành nên những suy nghĩ và hành động lệch lạc của học sinh. Nhu cầu thể hiện bản thân không hề xấu nếu chúng ta thực hiện nó thông qua việc cố gắng học hành, rèn luyện phát triển bản thân. Bạo lực học đường dù thông qua hành động nào cũng là điều tồi tệ, đáng lên án nhất. Mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được mối nguy hại của bạo lực học đường, từ đó chung tay đẩy lùi ra khỏi môi trường học đường.

Lưu ý: Mẫu đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường chỉ mang tính tham khảo

Mẫu đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường lớp 9?

Mẫu đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường lớp 9? Điều kiện để học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện để học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở là gì?

Theo quy định tại Điều 4 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT quy định về điều kiện công nhân tốt nghiệp trung học cơ sở như sau:

- Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên (tính theo năm) đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.

Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.

- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT thì hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp bao gồm những giấy tờ sau:

- Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh.

- Đối với học sinh không phải là học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp thì hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm:

+ Đơn đăng kí dự xét công nhận tốt nghiệp;

+ Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước;

+ Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9.

Môn ngữ văn lớp 9
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn phân tích nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết? Thành phần của hội đồng trường trung học cơ sở công lập gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận về cách giải quyết mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò lớp 9? Học sinh lớp 9 có được đánh nhau trong trường học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thuyết minh về bánh tét ngắn gọn? Quy định về hành vi ứng xử của học sinh THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu mở bài Những ngôi sao xa xôi? Những ngôi sao xa xôi thuộc thể loại gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận về cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình lớp 9? Trách nhiệm với gia đình của học sinh lớp 9?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong gia đình?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phân tích truyện ngắn Bố tôi? Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi môn Ngữ văn lớp 9 học kì 1 có đáp án? Khi nào thì học sinh lớp 9 thi học kỳ 1 năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Điển cố khái niệm là gì? Cho ví dụ cụ thể? Biện pháp tu từ điển cố là gì?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 456

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;