Mẫu đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6? Theo quy định thì học sinh lớp 6 có còn là trẻ em không?

Mẫu đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 6? Học sinh lớp 6 có còn là trẻ em hay không? Quyền học tập của học sinh lớp 6 được quy định như thế nào?

Mẫu đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6?

Dưới đây là mẫu đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 mới nhất:

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu 1. Lịch sử được hiểu là

A. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

B. những câu ca dao có nội dung phản ánh về lịch sử.

C. những bức vẽ của người nguyên thủy trên vách đá.

D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.

Câu 2. Tư liệu gốc là

A. những câu truyện được truyền lại từ đời này sang đời khác.

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.

C. tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện lịch sử.

D. những câu ca dao, dân ca có nội dung phản ánh về hiện thức lịch sử.

Câu 3. Tư liệu hiện vật là

A. những truyền thuyết… được truyền từ đời này sang đời khác.

B. các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí… phản ánh các sự kiện lịch sử.

C. những di tích, công trình hay đồ vật (như văn bía, trống đồng, đồ gốm…).

D. các câu ca dao, dân ca... có chứa đựng thông tin phản ánh về sự kiện lịch sử.

Câu 4. Âm lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của

A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng.

C. Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.

D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Câu 5. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng

A. 600 000 năm trước.

B. 700 000 năm trước.

C. 800 000 năm trước.

D. 900 000 năm trước.

Câu 6. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, chế độ đẳng cấp Vác-na là chế độ phân biệt về

A. chủng tộc và màu da.

B. tôn giáo.

C. khu vực địa lí.

D. tôn giáo và màu da.

Câu 7. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên

A. đất sét, gỗ.

B. mai rùa, thẻ tre, gỗ.

D. gạch nung, đất sét.

C. giấy Pa-pi-rút, đất sét.

Câu 8. truyền thuyết “Thánh Gióng” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc ta?

A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.

C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai.

Câu 9. So với loài Vượn người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hoá hơn hẳn điểm nào?

A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

C. Thể tích sọ lớn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Cơ thể gọn, linh hoạt, cơ bản giống với con người hiện nay.

Câu 10. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra kim loại nào?

A. Đồng đỏ.

B. Thiếc.

C. Kẽm.

D. Chì.

Câu 11. Công cụ lao động bằng kim loại đã giúp con người thời nguyên thuỷ

A. thu hẹp diện tích đất canh tác để làm nhà ở.

B. sống quây quần gắn bó với nhau.

C. chống lại các cuộc xung đột từ bên ngoài.

D. tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm dư thừa.

Câu 12. Công trình kiến trúc nổi tiếng nào của người Lưỡng Hà được xem là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?

A. Cổng thành Ba-bi-lon.

B. Vườn treo Ba-bi-lon.

C. Hộp gỗ thành Ua.

D. Cung điện Um-ma.

Câu 13. Người Ai Cập ướp xác để

A. làm theo ý thần linh.

B. gia đình được giàu có.

C. đợi linh hồn tái sinh.

D. người chết được lên thiên đàng.

Câu 14. Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại là

A. Chùa hang A-gian-ta.

B. Vạn Lý Trường Thành.

C. Thành cổ A-sô-ca.

D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 15. Những con sông nào có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc?

A. Sông Nin và sông Hằng.

B. Sông Ấn và sông Hằng.

C. Hoàng Hà và Trường Giang.

D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.

Câu 16. Bản đồ thể hiện các đối tượng địa lí có độ chi tiết cao, có độ chính xác và đầy đủ nhất là

A. bản đồ có tỉ lệ 1: 50.000.

B. bản đồ có tỉ lệ 1: 150.000.

C. bản đồ có tỉ lệ 1: 250.000.

D. bản đồ có tỉ lệ 1: 5.000.000.

Câu 17. Kí hiệu đường thể hiện

A. cảng biển.

B. ngọn núi.

C. ranh giới.

D. sân bay.

Câu 18. Lược đồ trí nhớ có vai trò thế nào đối với con người?

A. Xác định đường đi, cải thiện trí nhớ.

B. Tìm đường đi, xác định thời gian đi.

C. Công cụ hỗ trợ đường đi, xác định hướng.

D. Định hướng không gian, tìm đường đi.

Câu 19. Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là

A. bản đồ.

B. GPS.

C. bảng, biểu.

D. Internet.

Câu 20. Vào ngày 22/6 có độ dài ngày đêm ở Nam Mĩ có đặc điểm nào sau đây?

A. Ngày - đêm bằng nhau.

B. Ngày dài - đêm ngắn.

C. Ngày ngắn - đêm dài.

D. Ngày dài suốt 24 giờ.

Lưu ý: Mẫu đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 trên đây chỉ mang tính tham khảo.

Học sinh cần kết hợp ôn tập với đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử và Địa lí mà giáo viên cho trên lên để đạt được kết quả tốt nhất.

Mẫu đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6? Theo quy định thì học sinh lớp 6 có còn là trẻ em không? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 6 có còn là trẻ em hay không?

Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 trẻ em là người dưới 16 tuổi. Mà độ tuổi của học sinh lớp 6 được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 là 11 tuổi và tính theo năm.

Từ 2 quy định có thể luận rằng học sinh lớp 6 vẫn còn trong độ tuổi trẻ em.

Quy định về quyền học tập của học sinh lớp 6 được quy định như thế nào?

Theo Điều 16 Luật Trẻ em 2016, quyền học tập của học sinh lớp 6 được quy định như sau:

- Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

- Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 6
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tầng khí quyển là gì? Hiểu được tầng khí quyển là nội dung cần đạt trong chương trình lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ địa phương là gì? Giờ địa phương sẽ học trong chương trình môn Lịch sử Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Vì sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất? Học sinh sẽ được học về hiện tượng này ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời có ý nghĩa gì? Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời được học ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh tuyến là gì? Kinh tuyến được học trong môn Lịch sử và Địa lí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch sử là gì và môn Lịch sử là gì? Vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử?
Hỏi đáp Pháp luật
Tọa độ địa lí là gì? Tọa độ địa lí sẽ có trong nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường xích đạo là gì? Được xác định trong môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6? Theo quy định thì học sinh lớp 6 có còn là trẻ em không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng vào năm nào? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử trung học cơ sở như thế nào?
Tác giả:
Lượt xem: 2025
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;