Mẫu dàn ý phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ lớp 12? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học của học sinh lớp 12?

Học sinh lớp 12 tham khảo mẫu dàn ý phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ? Năng lực văn học của học sinh lớp 12 cần phải đạt những yêu cầu nào?

Mẫu dàn ý phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ lớp 12?

Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là một trong những hình tượng phụ nữ tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Để có thể làm bài văn một cách đầy đủ, chúng ta cần xây dựng một dàn ý phân tích nhân vật Mị mạch lạc, chi tiết. Dưới đây là mẫu dàn ý phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ mà các bạn có thể tham khảo.

Mở bài

- Tô Hoài là nhà văn nhạy cảm với cảnh sinh hoạt, phong tục tập quán của những vùng miền, ông có vốn ngôn ngữ phong phú, lối trần thuật tự nhiên.

- Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiếu biểu cho phong cách của Tô Hoài, truyện viết về những con người Tây Bắc tiềm tàng sức sống đã vùng lên đấu tranh chống lại bọn thống trị.

- Nhân vật Mị là biểu tượng đẹp cho sức sống tiềm tàng của người phụ nữ bị áp bức.

Thân bài

Luận điểm 1: Mị vốn là cô gái có những phẩm chất tốt đẹp

- Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:

+ Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cung hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê”

+ Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.

+ Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

Luận điểm 2: Nạn nhân của những áp bức bất công

- Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, làm con dâu gạt nợ, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc” , bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, ...

- Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, ... đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay ...không biết là sương hay nắng”.

- Mị sống lầm lì “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.

Luận điểm 3: Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị

- Khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ Mị có ý định tự tử bằng lá ngón, không chấp nhận cuộc sống mất tự do.

- Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:

+ Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị.

+ Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc.

+ Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do

+ Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.

+ Khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

- Nhận xét: Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

- Khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng:

+ Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.

+ Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, ... phải chết”.

+ Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ

+ Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.

- Nhận xét: Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

Kết bài

- Nêu suy nghĩ về hình tượng nhân vật Mị.

- Nghệ thuật: ngôn ngữ, cách nói đậm chất miền núi, lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, miêu tả thành công tâm lí nhân vật và hình ảnh thiên nhiên.

- Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc: sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, tố cáo lên án bọn thống trị miền núi, bọn thực dân, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng trong mỗi con người Tây Bắc.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu dàn ý phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ lớp 12? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học của học sinh lớp 12?

Mẫu dàn ý phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ lớp 12? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học của học sinh lớp 12? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học của học sinh lớp 12?

Căn cứ Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về năng lực văn học của học sinh lớp 12 như sau:

- Phân tích và đánh giá văn bản văn học dựa trên những hiểu biết về phong cách nghệ thuật và lịch sử văn học. Nhận biết được đặc trưng của hình tượng văn học và một số điểm khác biệt giữa hình tượng văn học với các loại hình tượng nghệ thuật khác (hội hoạ, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc).

- Phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thể hiện nội dung tư tưởng trong một văn bản văn học; nhận biết và phân tích được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, câu chuyện, cốt truyện và cách kể chuyện.

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn học dân gian, trung đại và hiện đại; phong cách nghệ thuật của một số tác giả, tác phẩm lớn.

- Nêu được những nét tổng quát về lịch sử văn học dân tộc (quá trình phát triển, các đề tài và chủ đề lớn, các tác giả, tác phẩm lớn; một số giá trị nội dung và hình thức của văn học dân tộc) và vận dụng vào việc đọc tác phẩm văn học.

- Tạo lập được một số kiểu văn bản văn học thể hiện khả năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng bằng hình thức ngôn từ mang tính thẩm mĩ.

Các ngữ liệu được dùng trong môn Ngữ Văn lớp 12 là gì?

Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nội dung giáo dục của học sinh lớp 12 với các ngữ liệu như sau:

- Văn bản văn học

+ Truyện truyền kì, truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại

+ Thơ trữ tình hiện đại

+ Hài kịch

+ Phóng sự, nhật kí hoặc hồi kí

- Văn nghị luận

+ Nghị luận xã hội

+ Nghị luận văn học

- Văn bản thông tin

+ Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

+ Báo cáo nghiên cứu, thư trao đổi công việc

Môn Ngữ văn lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương lớp 12? Phẩm chất nhân ái của học sinh lớp 12 cần đảm bảo yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận xã hội áp lực của người trẻ hiện nay? Quan điểm về việc xây dụng chương trình môn ngữ văn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận xã hội vai trò của giáo dục trong việc phát triển nhân cách ôn thi THPTQG 2025? Quan điểm về việc xây dụng chương trình môn ngữ văn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài nghị luận xã hội 600 chữ về ước mơ? Yêu cầu cần đạt của văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay? Mục tiêu giáo dục là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 03 mẫu bài nghị luận về uớc mơ như ngọn đèn hải đăng trong màn đêm giữa biển cả? Yêu cầu cần đạt trong viết văn nghị luận lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 03 mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về lòng trắc ẩn? Yêu cầu cần đạt của văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết bài nghị luận xã hội 600 chữ về quyền được thử và sai lầm của tuổi trẻ? Quan điểm xây dựng chương trình Ngữ văn lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết bài văn nghị luận 600 chữ về giá trị của tuổi trẻ? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu môn ngữ văn lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn nghị luận xã hội 600 chữ về lòng dũng cảm của môn Ngữ văn lớp 12? Yêu cầu cần đạt của văn nghị luận xã hội văn lớp 12 là gì?
Tác giả:
Lượt xem: 55

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;