Mẫu dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội chung nhất dành cho mọi đề lớp 6? Yêu cầu về năng lực ngôn ngữ lớp 6 thế nào?
Mẫu dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội chung nhất dành cho mọi đề?
Để viết một đoạn văn nghị luận xã hội hiệu quả, việc lập dàn ý là rất quan trọng. Một dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội rõ ràng và đầy đủ sẽ giúp người viết sắp xếp ý tưởng mạch lạc, đảm bảo các luận điểm được trình bày logic và thuyết phục. Dưới đây là mẫu dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội chung nhất dành cho mọi đề khác nhau.
Mở đoạn
– Nêu vấn đề (câu mở đoạn):
+ Dẫn dắt – giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
+ Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ….)
Thân đoạn
– Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ – cách hiểu của em về đề tài nghị luận)
+ Giải thích các khái niệm liên quan.
+ Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
+ Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.
Kết đoạn
– Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)
– Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội chung nhất dành cho mọi đề? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 6 cần đạt những yêu cầu gì về năng lực ngôn ngữ?
Căn cứ Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các yêu cầu cần đạt đối với năng lực ngôn ngữ của học sinh lớp 6 như sau:
- Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản; biết đọc văn bản theo kiểu, loại; hiểu được nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản.
- Nhận biết và bước đầu biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản; biết so sánh văn bản này với văn bản khác, liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân; từ đó có cách nhìn, cách nghĩ và những cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống tinh thần.
- Viết được bài văn tự sự, miêu tả và biểu cảm; bước đầu biết viết bài văn nghị luận, thuyết minh, nhật dụng.
- Viết văn bản tự sự tập trung vào yêu cầu kể lại một cách sáng tạo những câu chuyện đã đọc; những điều đã chứng kiến, tham gia; những câu chuyện tưởng tượng có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Viết văn bản miêu tả với trọng tâm là tả cảnh sinh hoạt (tả hoạt động).
- Viết văn bản biểu cảm đối với cảnh vật, con người và thể hiện cảm nhận về tác phẩm văn học; biết làm các câu thơ, bài thơ, chủ yếu để nhận biết đặc điểm một số thể thơ quen thuộc.
- Viết được văn bản nghị luận về những vấn đề cần thể hiện suy nghĩ và chủ kiến cá nhân, đòi hỏi những thao tác lập luận tương đối đơn giản, bằng chứng dễ tìm kiếm.
- Viết được văn bản thuyết minh về những vấn đề gần gũi với đời sống và hiểu biết của học sinh với cấu trúc thông dụng.
- Điền được một số mẫu giấy tờ, soạn được một số văn bản nhật dụng như biên bản ghi nhớ công việc, thư điện tử, văn bản tường trình, quảng cáo và bài phỏng vấn. Viết đúng quy trình, biết cách tìm tài liệu để đáp ứng yêu cầu viết văn bản.
- Có hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ và biết cách trích dẫn văn bản.
- Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách mạch lạc câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ những cảm xúc, thái độ, trải nghiệm, ý tưởng của mình đối với những vấn đề được nói đến; thảo luận ý kiến về vấn đề đã đọc, đã nghe; thuyết minh về một đối tượng hay quy trình; biết cách nói thích hợp với mục đích, đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; biết sử dụng hình ảnh, kí hiệu, biểu đồ,... để trình bày vấn đề một cách hiệu quả.
- Nghe hiểu với thái độ phù hợp và tóm tắt được nội dung; nhận biết và bước đầu đánh giá được lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe một cách hiệu quả.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn được xây dựng dựa trên quan điểm gì?
Căn cứ Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về quan điểm xây dựng chương trình như sau:
- Chương trình được xây dựng trên:
+ Nền tảng lí luận và thực tiễn.
+ Cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn.
+ Thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học.
+ Thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì.
+ Kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển.
+ Thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
- Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
- Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
- Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.
- Bài tập về các thì trong Tiếng Anh có đáp án? Môn Tiếng Anh có những đặc điểm gì?
- Mẫu tranh tập tô màu Công chúa Lọ Lem? Tuổi đi học của trẻ em mầm non là mấy tuổi?
- Hướng dẫn luyện chữ đẹp đúng cách? Mục tiêu giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì?
- Đối tượng nào được tham gia cuộc thi Em Viết Ước Mơ 2024? Điều kiện để học sinh Tiểu học được vượt lớp là gì?
- Đề cương Pháp luật đại cương đầy đủ và chi tiết nhất? Chương trình đào tạo trình độ đại học có số tín chỉ tối thiểu là bao nhiêu?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ngắn gọn? Những ngữ liệu về văn nghị luận có trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8?
- Tuyển chọn những bức thư gửi chú bộ đội hay nhất? Học sinh lớp 3 dành bao nhiêu tuần trong năm cho việc học tập và hoạt động giáo dục?
- Mẫu viết đơn xin tham gia một câu lạc bộ mà em yêu thích? Độ tuổi của học sinh lớp 4 là bao nhiêu?
- Cấu tứ là gì? Cách xác định cấu tứ trong một tác phẩm văn học? Những tác phẩm văn học nào bắt buộc trong môn Ngữ văn?
- Đề thi minh họa vào lớp 10 môn Ngữ Văn Ninh Bình 2025 như thế nào? Dự kiến phương thức tuyển sinh lớp 10?