Mẫu câu chuyện về tình đoàn kết môn Tiếng Việt lớp 5? Các kiểu văn bản nào mà học sinh lớp 5 sẽ được học?

Học sinh tham khảo các mẫu câu chuyện về tình đoàn kết môn Tiếng Việt lớp 5? Học sinh lớp 5 sẽ được học các kiểu văn bản nào?

Mẫu câu chuyện về tình đoàn kết môn Tiếng Việt lớp 5?

Các bạn học sinh có thể tham khảo các mẫu câu chuyện về tình đoàn kết ở môn Tiếng Việt lớp 5 dưới đây:

Câu chuyện bó đũa

Ngày xưa, ở một làng nọ có một người nhà rất giàu. Ông ta sinh được những năm người con. Vì quá giàu có nên những người con của ông ta có một đời sống sung sướng thừa thãi về vật chất. Nhưng chuyện đời thường vốn vô cùng. Có một thì đòi hai, có voi thì đòi tiên. Sung sướng quá nên các con ông sinh ra tham lam, ích kỉ, tranh giành lẫn nhau.Đến khi khôn lớn, cả năm người con vì nhờ tiền của cha mẹ nên đều trở nên giàu có. Tuy mỗi người một cơ ngơi, nhưng vẫn giữ thói ganh ghét, tị nạnh, cãi cọ nhau về những của cải mà họ có. Nhìn cảnh các con không hòa thuận, người cha buồn lắm. Ông cố gắng khuyên bảo nhưng dù ông có cố gắng thế nào, các con ông cũng không bỏ được lòng đô" kị đã ăn sâu vào máu thịt. Ông rất đau lòng nên ngã bệnh. Sau một thời gian ốm liệt giường, ông biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ong cho gọi các con đến bên giường và bảo gia nhân đem đến cho ông hai bó đũa. Các con ông còn đang nhìn nhau ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì thì ông lấy một bó đũa, đưa cho mỗi người một chiếc và bảo:

- Các con mỗi đứa lần lượt bẻ chiếc đũa này cho cha.

Ông vừa dứt lời, trong chớp mắt, năm người con bẻ năm chiếc đũa thật dễ dàng. Nhìn những chiếc đũa gãy đôi, ông im lặng và các con ông cũng yên lặng đợi chờ Một lát sau, ông đưa nguyên bó đũa cho người con cả và dịu dàng nói:

- Các con đã rất dễ dàng thành công trong việc bẻ một chiếc đũa. Bây giờ, các con lại thay phiên nhau bẻ nguyên cả bó đũa này cho cha xem.

Người con trưởng cầm bó đũa ra sức bẻ. Anh vận dụng sức mạnh đến nỗi mặt mũi đỏ gay nhưng không thể nào làm cho bó đũa gẫy được. Chờ đến lúc anh chịu thua, người cha bảo người con thứ hai tiếp tục. Cũng như người con lớn, người con thứ hai không bẻ được và chịu thua. Ong kiên nhẫn chờ đến khi người con thứ năm bỏ cuộc mới ôn tồn nói:

- Đó, các con xem, thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết. Nêu các con cứ tiếp tục tị nạnh nhau, chia rẽ nhau thì các con cũng lẻ loi, yếu đuối không khác gi một chiếc đũa và các con sẽ bị kẻ thù bẻ gãy dễ dàng. Nhưng nếu các con biết thương yêu đoàn kết lại với nhau như bó đũa thì không một sức mạnh nào bẻ gãy được các con.

Năm người con ông hiểu ý cha và bài học ông vừa dạy. Cảm động và hối hận vì ăn ở với nhau không phải rồi còn làm cha buồn, các con ông ôm lấy ông vừa khóc, vừa hứa là từ nay về sau sẽ bỏ thói ích kỷ để yêu thương đoàn kết với nhau.

Sau đó, người cha mất đi. Năm người con vâng lời cha dạy. Họ rất đoàn kết và thương mến lẫn nhau. Đời sống gia đình họ rất hòa thuận và không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ...

Bài học:

Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Giống như một bó đũa, nếu chúng ta tách từng chiếc ra để bẻ thì rất dễ dàng, nhưng khi để cả bó thì không thể bẻ được. Anh em trong một nhà phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để cùng vượt qua những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

Trà tốt bụng

Hồi đó,em mới học lớp một. Ở lớp, em thấy bạn Trà có tính đoàn kết rất dễ thương.

Trà là học sinh giỏi nhất lớp. Bạn ấy nhỏ nhắn và rất nhanh nhẹn. Ngồi cạnh Trà là Thu. Thu học chậm, viết yếu. Da bạn Thu đen và mặt đầy những nốt tàn nhang. Nhà Thu nghèo, vở bạn ấy học chỉ là loại xoàng nên khi cô giáo cho viết bút mực, chữ viết của Thu lem luốc rất xấu. Trà ra sức chỉ cho Thu cách đưa bút viết nhè nhẹ để ngòi bút đừng đè vào giấy, như thế chữ viết bớt bị lem mực. Một hôm, không biết bạn nào chơi xấu chà phấn vào trang vở của Thu. Bạn ấy òa khóc khi thấy cứ đặt bút vào là vết mực loang ra. Thu khóc nức nở đòi mách cô giáo. Trà lật trang vở mới tiếp theo không có phấn và giục Thu viết nhanh lên vì sắp vào lớp. Sau đó, Trà bảo Thu: “Đưa vở của bạn đây mình cất cho. Chúng mình không cần mách cô giáo. Thu viết đẹp hơn nữa thì không ai dám ghẹo Thu đâu!". Mỗi buổi học, Trà cất giữ vở cho Thu như giữ vở của chính Trà. Trà làm gì cũng nhanh nên bạn ấy thường chỉ cho Thu học toán, viết bài. Trả còn rủ Kim Chi, Minh Tịnh chơi nhảy dây, chơi nhảy vòng với Thu. Dần dà, không thấy bạn nào chơi xấu, ăn hiếp Thu nữa. Rồi Thu học khá lên, chữ viết đẹp, làm toán nhanh. Cả lớp cùng chơi với nhau chẳng nhớ gì về chuyện vở lem dạo nọ.

Bây giờ đã học lớp bốn nhưng em vẫn nhớ câu chuyện xảy ra từ hồi lớp một. Câu chuyện ấy cho em thấy tấm lòng yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn của chính bạn học cùng lớp với mình. Trà thật đáng cho em trân trọng, học tập.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu câu chuyện về tình đoàn kết môn Tiếng Việt lớp 5?

Mẫu câu chuyện về tình đoàn kết môn Tiếng Việt lớp 5? (Hình ảnh từ Internet)

Mục tiêu cụ thể chương trình giáo dục môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học là gì?

Căn cứ Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, mục tiêu cụ thể chương trình giáo dục môn Tiếng Việt cấp tiểu học hiện nay như sau:

- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Các kiểu văn bản nào mà học sinh lớp 5 sẽ được học?

Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định 05 kiểu văn bản mà học sinh lớp 5 được học như sau:

- Bài văn viết lại phần kết thúc dựa trên một truyện kể

- Bài văn tả người, phong cảnh

- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện

- Đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội

- Bài văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên, bài giới thiệu sách hoặc phim, báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu; văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,...)

Môn Tiếng Việt lớp 5
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đề thi tiếng Việt lớp 5 học kì 1 mới nhất 2024 2025? Lộ trình đánh giá học sinh lớp 5 theo Thông tư 27 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 bài văn tả phong cảnh quê em cánh đồng? Quy định về các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn tả cảnh ao hồ sông suối lớp 5? Môn Tiếng Việt lớp 5 có giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan hệ từ là gì? Cặp quan hệ từ là gì? Quan hệ từ có nằm trong phần kiến thức Tiếng Việt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 03 đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ ngắn gọn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giáo án Bài ca về mặt trời lớp 5? Mục tiêu khi dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 giúp các em có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ Mây và sóng thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ?
Hỏi đáp Pháp luật
Dàn ý viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách? Yêu cầu về kỹ thuật đọc khi học môn Tiếng Việt lớp 5 là bao nhiêu từ trên 1 phút?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Thư gửi các học sinh lớp 5? Mục tiêu chung của môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lập dàn ý viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Năng lực ngôn ngữ trong môn Tiếng Việt lớp 5?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 442
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;