Mẫu biên bản họp phụ huynh đầu năm học mới 2024-2025?
Mẫu biên bản họp phụ huynh đầu năm học mới 2024-2025?
Mẫu biên bản họp phụ huynh năm học mới 2024-2025 dành cho giáo viên tham khảo như sau:
>>> Tải về Mẫu biên bản họp phụ huynh năm học mới 2024-2025
Lưu ý: Biểu mẫu chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu biên bản họp phụ huynh đầu năm học mới 2024-2025? (Hình từ Internet)
Họp phụ huynh bao nhiêu lần trong năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định họp phụ huynh như sau:
Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Điều lệ này. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
b) Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì trong một năm học sẽ tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần, cụ thể:
- Họp phụ huynh vào đầu năm
- Họp phụ huynh khi kết thúc học kỳ một
- Họp phụ huynh khi kết thúc năm học
Đồng thời nếu có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu thi tổ chức cuộc họp bất thường.
Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức như sau:
- Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
+ Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.
+ Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhà trường và đại diện cho cha mẹ học sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
+ Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu cần thiết).
+ Thành viên tham gia Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là trưởng ban hoặc phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
+ Số lượng các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu có) của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do cuộc họp các trưởng ban và phó trưởng ban của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định.
- Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là một năm học; các Ban đại diện cha mẹ học sinh hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau, riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.
- Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể thay đổi, bổ sung khi cần thiết theo đề nghị của trưởng ban. Việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp do toàn thể cha mẹ học sinh lớp quyết định; việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Các nội dung thảo luận, thống nhất trong Ban đại diện cha mẹ học sinh được ghi trong biên bản cuộc họp.
Bên cạnh đó thì Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp còn có nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 4 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT như sau:
- Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;
+ Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
- Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
+ Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;
+ Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;
+ Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.
- 4 Lí do học thuyết giá trị thặng dư được coi là Hòn đá tảng? Đối tượng nào bắt buộc học môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin?
- Top 3 đoạn văn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn lớp 5? Học sinh lớp 5 được xét hoàn thành chương trình lớp học khi nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8? Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao?
- Đề thi IOE cấp trường lớp 5 có đáp án? Kiến thức ngôn ngữ Tiếng Anh cần có ở cấp tiểu học là gì?
- Sinh viên năm nhất bị cảnh cáo học tập khi điểm trung bình tích lũy bao nhiêu?
- Mẫu văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống lớp 8? Yêu cầu cần đạt đối với khả năng đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- Mẫu viết bài văn trình bày ý kiến về tình trạng nói tục ở học sinh hiện nay môn Ngữ văn lớp 6?
- Tóm tắt Châu Á từ nửa sau thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 môn Lịch sử lớp 8? Yêu cầu cần đạt của Chương 5 môn Lịch sử lớp 8?
- Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt ngắn nhất? Chuyên đề học tập môn Ngữ văn học sinh lớp 11 gồm những nội dung gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về đam mê trong cuộc sống lớp 12? Môn Ngữ văn có phải là môn học bắt buộc không?