08:55 | 18/12/2024

Mẫu báo cáo tháng hành động vì bình đẳng giới? Công tác giáo dục trong chủ đề Tháng hành động vì bình đẳng giới như thế nào?

Tham khảo mẫu báo cáo tháng hành động vì bình đẳng giới? Chủ đề Tháng hành động vì bình đẳng giới bao gồm công tác giáo dục được thực hiện như thế nào?

Mẫu báo cáo tháng hành động vì bình đẳng giới?

Tại Công văn 4893/BLÐTBXH-VBÐG năm 2024 hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 như sau:

- Chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.

- Thời gian: từ ngày 15/11/2024 đến ngày 15/12/2024.

- Báo cáo kết quả hoạt động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31/12/2024 để tổng hợp.

- Mẫu báo cáo tháng hành động vì bình đẳng giới tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Công văn 4893/BLÐTBXH-VBÐG năm 2024.

Tải về Mẫu báo cáo tháng hành động vì bình đẳng giới.

Mẫu báo cáo tháng hành động vì bình đẳng giới? Công tác giáo dục trong chủ đề Tháng hành động vì bình đẳng giới như thế nào?

Mẫu báo cáo tháng hành động vì bình đẳng giới? Công tác giáo dục trong chủ đề Tháng hành động vì bình đẳng giới như thế nào? (Hình từ Internet)

Công tác giáo dục trong chủ đề Tháng hành động vì bình đẳng giới như thế nào?

Căn cứ Mục 1 Công văn 4893/BLÐTBXH-VBÐG năm 2024 hướng dẫn về mục đích, yêu cầu của chủ đề Tháng hành động vì bình đẳng giới, theo đó công tác giáo dục được thực hiện như sau:

- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các chính sách an sinh xã hội, bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ở tất cả các cấp.

- Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, các thành viên gia đình, người làm công tác bình đẳng giới và trẻ em. Cung cấp thông tin, nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh đối với phụ nữ và trẻ em.

Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 14 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như sau:

- Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.

- Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.

- Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:

+ Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;

+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục và đào tạo sẽ bị xử lý ra sao?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục và đào tạo sẽ bị xử lý như sau:

- Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục hoặc không cho người khác tới trường, học tập nâng cao hiểu biết vì lý do giới tính.

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc hoặc cản trở người khác lựa chọn môn học, ngành, nghề học tập, đào tạo vì lý do giới tính.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính;

+ Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức giáo dục hướng nghiệp, biên soạn, phổ biến sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định.

+ Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định.

- Buộc sửa đổi, thay thế hoặc đính chính sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới. Nếu không sửa đổi, thay thế hoặc đính chính thì buộc phải tiêu hủy các tài liệu có nội dung định kiến giới đối với hành vi quy định.

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định.

Giáo dục giới tính
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tháng hành động vì bình đẳng giới? Công tác giáo dục trong chủ đề Tháng hành động vì bình đẳng giới như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp đáp án tập huấn Bồi dưỡng bình đẳng giới 2024 mới nhất? 4 Tiêu chuẩn để trở thành nhà giáo là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tập huấn Giáo dục giới tính cho giáo viên? Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tập huấn Bồi dưỡng bình đẳng giới? Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được thể hiện như thế nào?
Bình đẳng giới là gì? Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được thể hiện như thế nào?
Bình đẳng giới là gì? Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo sẽ bị xử lý ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục giới tính cho trẻ được phân chia theo độ tuổi như thế nào?
Tác giả:
Lượt xem: 177

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;