Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề lớp 10? Thời lượng giảng dạy môn học cấp THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Học sinh lớp 10 tham khảo mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề? Cấp THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thời lượng giảng dạy môn học là bao nhiêu?

Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề lớp 10?

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề là một kỹ năng quan trọng giúp học sinh rèn luyện tư duy phân tích, khả năng tổng hợp thông tin và trình bày một cách mạch lạc về một vấn đề cụ thể. Dưới đây là mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề mà học sinh có thể tham khảo.

Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề: Thơ Đường luật

Thơ Đường luật là một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này đã phát triển mạnh mẽ ở ngay chính quê hương của nó và có sức lan tỏa mạnh mẽ sang các khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điểm sau: Luật, niêm, vần, đối và bố cục. Về hình thức thơ Đường luật có nhiều loại, tuy nhiên thất ngôn bát cú được coi là một dạng chuẩn, là thể thơ tiêu biểu trong thơ ca trung đại.

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Ví dụ như trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, quy tắc này được thể hiện một cách đặc biệt rõ ràng:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Các từ hiệp vần với nhau là: tà, hoa, nhà, gia, ta. Việc này góp phần tạo nên cho bài thơ sự nhịp nhàng, bớt khô cứng của một thể thơ đòi hỏi niêm luật chặt chẽ.Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 ( tức bốn câu giữa),đối tức là sự tương phản, cả sự tương đương trong cách dùng từ, cũng có thể thấy điều này rõ ràng nhất qua bài thơ Qua Đèo Ngang:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

“Lom khom” đối với “lác đác”, “dưới núi” đối với “bên sông”, “ nhớ nước” đối với “thương nhà”…. Các phép đối rất chỉnh và rõ, kể cả về chữ và âm.Hay trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Phép đối giữa các câu cân xứng và rất chỉnh như “Lặn lội” đối với “eo sèo”, “ quãng vắng” đối với “buổi đò đông”…. Thơ Đường mà câu 3 không đối với câu 4, câu 5 không đối với câu 6 thì gọi là “thất đối”

Bên cạnh đó thì thể thơ này cũng có luật bằng trắc rõ ràng, đặc biệt là nguyên tắc niêm. Những câu niêm với nhau tức là những câu có cùng luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thường một bài thơ thất ngôn bát cú được niêm: câu 1 niêm với câu 8;câu 2 niêm với câu 3;câu 4 niêm với câu 5;câu 6 niêm với câu 7. Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông”. Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ. Về bố cục, một bài thơ thất ngôn bát cú gồm 4 phần: Đề, thực,luận,kết. Hai cầu đầu tiên,câu một và câu hai là hai câu mở đầu,bắt đầu gợi ra sự việc trong bài. Hai câu thực là hai câu miêu tả, cần đối với nhau về cả thanh và nghĩa. Tiếp đến là hai câu luận, tức suy luận, yêu cầu tương tự như hai câu thực. Và cuối cùng là hai câu kết, khái quát lại sự việc, không cần đối nhau. Trong suốt thời kỳ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi tuyển nhân tài cho đất nước. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này cũng được Việt Nam tiếp thu và sử dụng khá phổ biến, có nhiều bài thơ khá nổi tiếng thuộc thể loại này.

Đặc biệt khi Thơ mới xuất hiện, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

Lưu ý: Nội dung Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề lớp 10? chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề lớp 10? Thời lượng giảng dạy môn học cấp THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề lớp 10? Thời lượng giảng dạy môn học cấp THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ Internet)

Thời lượng giảng dạy môn học cấp THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về thời lượng giảng dạy môn học cấp THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Toán, Ngữ văn: 252 tiết/môn học.

- Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử: 168 tiết/môn học.

Tổ chức giảng dạy các môn học cấp THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về tổ chức giảng dạy các môn học cấp THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Việc giảng dạy các môn học được tổ chức theo lớp học đối với từng môn học, mỗi lớp học có không quá 45 người học.

- Mỗi môn học được giảng dạy trong 03 (ba) kì. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định việc phân chia các kì và xây dựng kế hoạch giảng dạy bảo đảm thực hiện đầy đủ khối lượng kiến thức, yêu cầu cần đạt và thời lượng giảng dạy của môn học.

- Hoạt động giảng dạy thông qua một số hình thức chủ yếu: học lí thuyết, làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, dự án học tập, trải nghiệm, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của người học; chú trọng rèn luyện cho người học phương pháp tự học, tự nghiên cứu theo yêu cầu dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.

Môn ngữ văn lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 10 lời chào mở đầu bài thuyết trình cho học sinh? Phương pháp dạy nói và nghe của môn Ngữ văn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kết bài nghị luận văn học học sinh giỏi? Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia đăng ký bao nhiêu thí sinh cho một đội tuyển?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu viết về bàn luận bản thân hay nhất? Yêu cầu về năng lực ngôn ngữ môn Ngữ văn đối với học sinh lớp 10 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề ô nhiễm môi trường chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Cà Mau? Khi nào học sinh lớp 10 được học vượt lớp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian truyện cổ tích cây khế? Hiện nay giáo dục phổ thông gồm mấy cấp học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề lớp 10? Thời lượng giảng dạy môn học cấp THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình lớp 10? Học sinh lớp 10 được đánh giá kết quả rèn luyện qua bao nhiêu mức?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề ở học sinh? Học sinh phải ứng xử như thế nào trong trường học?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện? Trường chuyên có được tổ chức lớp không chuyên?
Tác giả:
Lượt xem: 116
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;