Mẫu bài văn trình bày cảm xúc về một lỗi lầm của bản thân lớp 7? Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở mức 1 về lớp học?

Học sinh lớp 7 tham khảo mẫu bài văn trình bày cảm xúc về một lỗi lầm của bản thân lớp 7? Trường trung học cơ sở có tiêu chuẩn đánh giá mức 1 về lớp học như thế nào?

Mẫu bài văn trình bày cảm xúc về một lỗi lầm của bản thân lớp 7?

Trong cuộc sống, ai cũng từng mắc sai lầm, và chính những lỗi lầm đó giúp chúng ta trưởng thành hơn. Nhìn lại một lỗi lầm của bản thân không chỉ là sự tự vấn mà còn là cách để mỗi người học cách sửa sai và hoàn thiện chính mình. Dưới đây là mẫu bài văn trình bày cảm xúc về một lỗi lầm của bản thân mà học sinh có thể tham khảo.

Trình bày cảm xúc về một lỗi lầm của bản thân - Mẫu số 1:

Đôi khi, lỗi lầm mà chúng ta gây ra bắt nguồn từ những suy nghĩ sai lệch của bản thân. Lỗi lầm khiến em không thể nào quên cũng bắt nguồn từ việc quá đề cao chính mình. Sau lần ấy, em đã tự rút ra cho bản thân những bài học quý báu về tính khiêm tốn.

Là một học sinh nổi bật trong lớp, em luôn được thầy cô yêu mến và ấn tượng. Đặc biệt, trong lớp học, mọi người ai nấy cũng trầm trồ và thán phục trước thành tích học tập đáng nể của em. Cứ như thế, dần dần, bên trong em hình thành một tính cách tự đề cao chính mình. Em luôn nghĩ sẽ chẳng ai có thể tài giỏi hơn mình. Và rồi, vì chính tính tự phụ, chủ quan của bản thân nên em đã gặp một thất bại lớn.

Em còn nhớ đó là vào lớp 6, trường tổ chức cuộc thi học sinh giỏi môn Ngữ văn. Với những thành tích đạt được trước đó, em được cô giáo đề xuất đi thi. Tuy nhiên, thay vì học tập cần mẫn, chăm chỉ thì em lại lười biếng. Thậm chí, em còn dành toàn bộ thời gian ôn thi ấy để đi chơi và xem phim mà không mảy may nghĩ đến việc học. Em cho rằng với những kiến thức mà mình đã có, chắc chắn em sẽ đạt được giải cao trong kì thi này. Hơn thế, em còn cho rằng đây chỉ là một cuộc thi nhỏ so với năng lực của bản thân. Em nghĩ mình có thể tham gia và giành được giải cao ở những cuộc thi tầm cỡ hơn.

Và rồi, chính tính tự cao ấy đã dạy cho em một bài học nhớ đời. Đến ngày thi, em vẫn chủ quan không ôn lại bài, để rồi sau đó em đã trượt cuộc thi ấy. Bất ngờ hơn nữa là khi bạn Hoa - một cô gái có học lực không quá nổi bật trong lớp đã đậu và đạt được giải cao trong cuộc thi. Tại giây phút ấy, em đã rất sốc và không thể nào tin nổi. Em không thể ngờ bản thân lại có lúc phải trải qua cảm giác này. Đó là sự thất vọng, xấu hổ, hổ thẹn và đặc biệt là sự nuối tiếc. Nuối tiếc vì đáng lẽ nên học tập chăm chỉ hơn, nỗ lực cố gắng nhiều hơn. Xấu hổ và thất vọng vì trước giờ vẫn luôn quá tự tin và đề cao chính mình, đôi khi còn khinh thường người khác.

Phải thừa nhận rằng, sau sai lầm lần ấy, em đã nghiêm khắc nhìn lại chính mình. Em rút ra bài học không được ngủ quên trên chiến thắng, phải luôn khiêm tốn học hỏi. Dẫu có là ai thì trong cuộc sống này chúng ta cần phải luôn nỗ lực, cố gắng hơn nữa. Đặc biệt, chúng ta phải luôn khắc ghi trong lòng rằng sự tự cao, kiêu ngạo sẽ giết chết ý chí, nghị lực của con người.

Trình bày cảm xúc về một lỗi lầm của bản thân - Mẫu số 2:

Ai trên đời cũng phải đôi lần mắc phải lỗi. Nhưng hơn hết, sau lỗi lầm đó, con người phải rút ra được bài học cho bản thân để không tái phạm nữa. Tôi cũng không ngoại lệ, từng mắc phải lỗi lầm mà tới giờ vẫn còn hối hận. Nhờ sai lầm ấy, tôi đã khắc ghi cho mình những bài học quý giá.

Ngày còn nhỏ, cứ đi học về là tôi và lũ bạn cùng nhau đá bóng ở khoảng đất trống giữa hai ngôi nhà cuối phố. Bố mẹ tôi thường đi làm về muộn nên mọi việc cơm nước trong nhà đều do bà chuẩn bị. Vì thế, tôi toàn chơi tới khi tối mịt. Một ngày nọ, tôi cũng ở lại chơi bóng cùng các bạn như mọi ngày. Đến khi về đến nhà, tôi cảm thấy hôm nay ngôi nhà hơi khác lạ. Thường ngày, vào giờ này, bà đang ngồi trong nhà xem thời sự rồi. Thế nhưng, bữa nay, tôi không thấy hình bóng bà đâu. Tôi cũng không ngửi thấy mùi đồ ăn thơm phức như mọi khi. Cả căn nhà tối đen. Tôi lo lắng không biết chuyện gì đã xảy ra, chỉ biết cất tiếng gọi bà, gọi bố mẹ. Tôi phát hiện xe của bố mẹ không có ở trong sân. Chắc cả hai vẫn chưa đi làm về. Nhưng tại sao cửa bếp lại mở toang? Tôi chạy vào bếp, vừa bật đèn lên thì thấy bà đang nằm bất tỉnh trên đất, xung quanh vương vãi nào rau, nào thịt. Tôi tá hỏa chạy lại gần, lay bà dậy. Bà chỉ khẽ cựa mình một cách yếu ớt. Đang không biết phải làm sao thì có bác tổ trưởng tới nhà thông báo họp tổ dân phố. Tôi chạy ra nhờ bác giúp đỡ, nhanh chóng đưa bà đi cấp cứu. Ngồi trên xe cứu thương, tôi hối hận không dứt. Nếu không chỉ vì mải chơi, để bà ở nhà một mình thì bà đã không bị ngã như vậy. Tôi lo sợ bà sẽ rời xa gia đình.

Một lúc sau, bố mẹ tôi đã có mặt ở bệnh viện. Mặt bố mẹ hiện rõ sự lo lắng. Bố hỏi tôi sao bà lại bị như vậy, bà bị thế lâu chưa. Tôi không biết phải trả lời như thế nào nữa. Nếu tôi ở nhà thì có lẽ đã phát hiện ra bà sớm hơn, thậm chí sẽ không xảy ra tình trạng như vật. Tất cả là do tôi.

Lát sau, bác sĩ thông báo tình trạng của bà đã ổn định, rất may không nguy hiểm đến tính mạng. Tôi thở phào vì bà vẫn không sao. Nhưng hơn hết, tôi vẫn hối hận vì đã để bà một mình. Tôi chạy ùa vào gặp bà. Bà đang nằm trên giường cấp cứu, khuôn mặt mệt mỏi và tái nhợt. Nhìn thấy thế, tôi chực khóc nấc lên. Bà nhẹ nhàng xoa đầu rồi hỏi tôi đã ăn cơm, tắm rửa hay chưa. Nghe đến đây, tôi không cầm được nước mắt mà òa khóc. Tôi rối rít xin lỗi bà, xin lỗi bố mẹ vì đã mải chơi không quan tâm tới nhà cửa. Những ngày sau, bà hồi phục rất nhanh. Cũng từ hôm đó, tôi còn không la cà chơi bóng tới tối như trước nữa. Thay vào đó, tôi về nhà thật sớm để cùng nấu cơm với bà.

Tới bây giờ, thời gian đã thấm thoát trôi qua gần 5 năm, bà vẫn còn sống cùng gia đình tôi nhưng mỗi lần trái gió trở trời, những vết thương trước đây lại khiến bà bị đau. Dù vậy bà không hề trách mắng lấy một lần mà luôn yêu thương, chăm sóc tôi. Điều đó khiến tôi luôn tự trách bản thân. Tôi tự nhủ sẽ không bao giờ ham vui, vô trách nhiệm như trước kia nữa.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu bài văn trình bày cảm xúc về một lỗi lầm của bản thân lớp 7? Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở mức 1 về lớp học?

Mẫu bài văn trình bày cảm xúc về một lỗi lầm của bản thân lớp 7? Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở mức 1 về lớp học? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở mức 1 về lớp học?

Căn cứ khoản 5 Điều 7 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở mức 1 về lớp học như sau:

- Có đủ các lớp của cấp học;

- Học sinh được tổ chức theo lớp; lớp học được tổ chức theo quy định;

- Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ.

Quy trình tự đánh giá của trường trung học cơ sở diễn ra theo các bước nào?

Căn cứ Điều 23 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT quy định về quy trình tự đánh giá của trường trung học cơ sở bao gồm các bước như sau:

(1) Thành lập hội đồng tự đánh giá.

(2) Lập kế hoạch tự đánh giá.

(3) Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.

(4) Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí.

(5) Viết báo cáo tự đánh giá.

(6) Công bố báo cáo tự đánh giá.

(7) Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;