Mẫu bài văn tả bạn thân lớp 5? Mục tiêu chương trình giáo dục môn Tiếng Việt tiểu học như thế nào?
Mẫu bài văn tả bạn thân lớp 5?
Học sinh tham khảo mẫu bài văn tả bạn thân dưới đây:
Bạn thân của tôi tên là Minh, chúng tôi học cùng lớp 5. Minh có một vẻ ngoài dễ mến với khuôn mặt tròn trịa, làn da trắng hồng và đôi mắt sáng lấp lánh. Bạn ấy thường buộc tóc đuôi ngựa cao, tạo cho Minh một vẻ năng động và hoạt bát. Tôi rất thích cách Minh cười, nụ cười tươi tắn khiến mọi người xung quanh cũng cảm thấy vui vẻ. Minh không chỉ có ngoại hình dễ thương mà còn rất thông minh và ham học. Mỗi khi đến giờ học, bạn ấy luôn chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài và tích cực tham gia vào các hoạt động lớp. Minh có sở thích đọc sách, và thường xuyên kể cho tôi nghe những câu chuyện thú vị từ những cuốn sách mà bạn ấy đã đọc. Điều đó giúp tôi cảm thấy hứng thú hơn với việc học. Ngoài ra, Minh còn rất hài hước. Bạn ấy luôn có những câu chuyện vui nhộn, khiến tôi và các bạn trong lớp cười thoải mái. Nhờ có Minh, những giờ ra chơi của chúng tôi trở nên thú vị hơn. Chúng tôi thường cùng nhau chơi bóng đá hoặc nhảy dây, tạo nên những kỷ niệm đẹp trong thời gian học cấp một. Tình bạn giữa tôi và Minh rất đặc biệt. Chúng tôi luôn hỗ trợ nhau trong học tập, cùng nhau vượt qua những khó khăn. Minh không chỉ là bạn học mà còn là người bạn thân thiết mà tôi luôn trân trọng. Tôi hy vọng rằng, dù sau này có ra sao, tình bạn này sẽ luôn bền vững và đẹp đẽ như những ngày tháng học trò tươi đẹp. |
Lưu ý: thông tin mẫu bài văn miêu tả bạn thân lớp 5 trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu bài văn tả bạn thân lớp 5? Mục tiêu chương trình giáo dục tiểu học như thế nào? (Hình từ Internet)
Mục tiêu chương trình giáo dục môn Tiếng Việt tiểu học như thế nào?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định cụ thể về mục tiêu cấp tiểu học đối với môn Tiếng Việt như sau:
- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
- Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.
Yêu cầu về năng lực ngôn ngữ ở cấp tiểu học được quy định như thế nào?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về năng lực ngôn ngữ như sau:
- Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.
- Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu. Đối với học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2), chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản. Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.
- Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở lớp 4 và lớp 5 bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản.
- Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh. Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
- Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.
- Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.










- Thi tốt nghiệp THPT 2025 môn trắc nghiệm thí sinh có được nộp bài trước khi hết giờ làm bài hay không?
- Trẻ ở trường mầm non công lập vùng khó khăn phải thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo mới được hỗ trợ ăn trưa?
- Https hsa edu vn thi HSA 2025?
- Giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp một phải am hiểu văn hóa địa phương?
- 8+ viết đoạn văn về tấm gương người tốt việc tốt ngắn gọn? Học sinh trung học cơ sở có nhiệm vụ gì trong trường học?
- Top 10 đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học ngắn gọn, cảm xúc?
- 4+ Viết đoạn văn phân tích tác dụng của cách kết thúc truyện Lão Hạc ngắn gọn, hay nhất?
- Top 3 bài văn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước lớp 9?
- 3+ bài văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống lớp 8? Trường trung học cơ sở có bao nhiêu phòng học bộ môn?
- Lời bài hát Đầu Tư Cho Trái Tim? Hợp âm bài hát Đầu Tư Cho Trái Tim?