Mẫu bài văn nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi trong trường học lớp 9? Đánh giá bằng điểm số đối với các môn học của học sinh lớp 9 ra sao?
Mẫu bài văn nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi trong trường học lớp 9?
Hiện tượng xả rác bừa bãi trong trường học là một vấn đề nhức nhối, không chỉ gây mất vệ sinh môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, ý thức cộng đồng và hình ảnh ngôi trường. Dưới đây là mẫu bài văn nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi trong trường học mà học sinh có thể tham khảo.
Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi trong trường học - Mẫu số 1:
Xoay quanh môi trường giáo dục, chúng ta đối mặt với hàng loạt vấn đề đáng lưu tâm, vượt xa hơn những gì đã được đề cập. Điểm đáng chú ý là rác thải và ý thức học sinh, đó là mảng không kém phần quan trọng, góp phần xây dựng một môi trường học tập lành mạnh. Từ một góc nhìn khách quan, vấn đề vứt rác không chỉ tác động đến một số học sinh cá biệt, mà thậm chí là một tập thể lớn của các bạn học sinh, và không chỉ xuất hiện ở một số trường học cụ thể, mà gần như ở bất kỳ trường nào cũng có thể bắt gặp, dù ít hay nhiều. Nhìn vào tình hình này, ta không thể không lên án một số bạn học sinh, dường như do sự lười biếng và vô trách nhiệm, hành động bất cẩn trong việc xử lý rác thải. Bệnh lười biếng làm cho họ trì hoãn đến thùng rác gần nhất, thậm chí là biết tác hại của việc xả rác nhưng vẫn cố tình làm. Ngay cả việc nhìn thấy bạn khác thực hiện hành động sai lệch này mà không bị phạt cũng thúc đẩy họ làm tương tự. Bên cạnh đó, việc quản lý của nhà trường cũng chưa đủ nghiêm ngặt, điều này cũng góp phần vào vấn nạn xả rác trong trường học. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần nâng cao ý thức và trách nhiệm của từng học sinh, vận dụng tinh thần tự giác và ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trường lớp trong sạch và đẹp. Ngoài ra, các hoạt động giáo dục và tuyên truyền nên được tổ chức để tăng cường ý thức cho tất cả thành viên trong trường. Ban giám hiệu cũng cần áp dụng những biện pháp xử lí nghiêm ngặt đối với vi phạm nội quy nhà trường, đặc biệt là những hành vi liên quan đến xả rác trong trường học. Ngoài những học sinh có ý thức không tốt, cũng còn rất nhiều bạn học sinh là gương mẫu đáng chú ý. Họ tuân thủ nội quy của trường, đúng quy định về việc xử lý rác thải và giữ gìn cảnh quan trường lớp. Những tấm gương này cần được tôn vinh và truyền cảm hứng cho các thế hệ sau. Tóm lại, tình trạng xả rác trong trường học là một vấn đề đáng quan ngại và đáng chú ý. Chúng ta, như là những học sinh, hứa hẹn không chỉ tránh việc xả rác bừa bãi mà còn tuyên truyền cho bạn bè về tầm quan trọng của việc giữ gìn môi trường học tập xanh, sạch và đẹp. Chúng ta cần đồng lòng nâng cao ý thức và trách nhiệm, từ đó, môi trường giáo dục sẽ trở nên tốt đẹp hơn, ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng và uy tín của trường học cũng như giáo dục chung trong xã hội. |
Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi trong trường học - Mẫu số 2:
Trường học từ trước đến nay vẫn được đánh giá là một trong những môi trường lành mạnh nhất trong xã hội vì ý thức luôn được nêu cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì một tình trạng xấu như đang diễn ra phổ biến ở môi trường giáo dục này. Đó chính là hiện tượng xả rác trong trường học. Đầu tiên ta nhận thấy được chính hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng một cách bừa bãi. Người ta cũng không khó nhìn thấy được rằng một xong một que kem hay một chiếc kẹo các bạn học sinh cũng lại vứt ngay xuống dưới chân mình mà cũng chăng quan tâm gần đó có thùng rác. Thế rồi khi một bạn học sinh uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối thì lại có thể để ngay ngắn ở chỗ ghế đá đó dù thùng rác để cách đó rất gần. Việc thấy một số bạn khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác chỉ mong chỗ mình sạch và còn những chỗ khác như thế nào thì cũng không quan tâm. Nếu như việc vứt rác ở công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp nhưng hiện nay cũng tràn lan rác. Bến xe, điểm đợi xe bus,… quá nhiều rác và cho đến hiện nay lại tràn vào môi trường giáo dục. Các bạn thực sự không có được ý thức để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp cho chính ngôi trường mà bạn đang theo học. Rác như xuất hiện ở ngay trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, có ở trong những góc lớp, hành lang,… thật gây mất thẩm mỹ, thiện cảm cũng như làm cho môi trường học tập bị ảnh hưởng. Bạn làm sao có thể nhận thấy được các bạn như ngồi trên rác mà vẫn không thay đổi suy nghĩ và bảo vệ môi trường sống xung quanh bạn, nhất là trong môi trường giáo dục. Nhưng chúng ta không khỏi phân vân rằng do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? Dễ nhận thấy được nguyên nhân Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Con người hiện đại ngày nay dường như cũng chỉ sống theo kiểu: “Của mình thì giữ bo bo Của người thì thả cho bò nó ăn ” Chính bản thân mỗi học sinh dường như họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai cho nên cũng chẳng quan tâm. Ngay cả những nơi công cộng không phải là của mình như trường hợp thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Thêm một nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, đồng thời chúng ta cũng lại phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ta như nhận thấy được rằng chính ở trong các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Ta như nhận thấy được chính tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ. Đầu tiên sự xả rác bừa bãi như này trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác lúc này đây dường như cũng đã bị xả bừa bãi liên tục, đồng thời cũng lại ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí cho chính chúng ta. Trong trường học cũng vậy nếu như một môi trường học tập đầy rác thì làm sao có thể giúp cho mỗi người chúng ta có thể học tập tốt được. Thêm một vấn đề về rác trong trường học ta như không thấy được đó không phải chỉ có rác thải từ quà vặt, các loại phế phẩm khác thì “rác” ở đây cũng chính là nét văn hóa của học sinh. Nhiều bạn luôn luôn nói những câu nói tụ không hay và nó cũng chính là “rác trong văn hóa” của học sinh của rất nhiều các trường học trên địa bàn cả nước. Các bạn như ùng lẫn tạp ngôn ngữ của mình như bị “méo mó” lai căng nửa Tây nửa Tàu như làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt càng làm cho văn hóa cũng như sự giàu đẹp của tiếng Việt như mất đi bản sắc. Những câu nói ục và chửi bậy cũng dược các bạn làm thường xuyên hơn thực sự thấy “rác” này cũng cần phải bị loại bỏ hơn bao giờ hết. Có thể nhận thấy được chính hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức năng và trong phạm vi của nhà trường. “Rác” thải tự nhiên hay rác thải từ chính văn hóa giao tiếp của các bạn học sinh đang là vấn đề phức tạp và báo động, nên bản thân mỗi người hãy tự biết trau dồi để hoàn thiện bản thân mình. Hãy loại bỏ “rác” ra không chỉ với môi trường giáo dục mà còn với toàn bộ môi trường lớn của chúng ta bạn nhé! |
Lưu ý: Nội dung Mẫu bài văn nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi trong trường học lớp 9? chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu bài văn nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi trong trường học lớp 9? Đánh giá bằng điểm số đối với các môn học của học sinh lớp 9 ra sao? (Hình từ Internet)
Đánh giá bằng điểm số đối với các môn học của học sinh lớp 9 ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định hình thức đánh giá bằng điểm số đối với các môn học của học sinh lớp 9 như sau:
- Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
Hình thức đánh giá định kì đối với học sinh lớp 9 là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kì đối với học sinh lớp 9 qua 03 hình thức bao gồm: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. Cụ thể như sau:
- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?