Mẫu bài văn kể lại hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng lớp 8? 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
Mẫu bài văn kể lại hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng lớp 8?
Những hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng không chỉ giúp gắn kết mọi người mà còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh, trách nhiệm hơn. Dưới đây là mẫu bài văn kể lại hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng mà các bạn có thể tham khảo.
Ma túy là một tệ nạn độc hại của xã hội, gây nên nhiều bi kịch cho các gia đình. Chính vì vậy, hoạt động phòng chống ma túy luôn được ưu tiên quan tâm hàng đầu trong xã hội. Môi trường học đường cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Em đã được góp sức mình vào công cuộc phòng chống ma túy, bằng cách tham gia vào ngày hội “Nói không với ma túy” do nhà trường tổ chức. Ngày hội “Nói không với ma túy” là sự kiện do đoàn trường em phối hợp với ủy ban nhân dân xã Kiến Hưng cùng tổ chức. Hoạt động này diễn ra trong tháng kỉ niệm 60 năm thành lập trường em, nên được tổ chức rất công phu. Với tinh thần phổ biến cho các bạn học sinh về tác hại của ma túy, từ đó nói không với việc sử dụng, tàng trữ, vận chuyển ma túy ngay từ khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Đúng 8h sáng, ngày hội bắt đầu diễn ra ở Hội trường chính của trường em - nơi vẫn diễn ra các buổi lễ lớn quan trọng nhất của trường. Trên sân khấu là một tấm poster cỡ lớn với hình ảnh những chiếc kim tiêm, ma túy bị đánh dấu X rất to. Cùng với đó là hàng chữ “Hãy nói KHÔNG với ma túy” màu đỏ nối bật. Góc trái sân khấu, là bục phát biểu có sẵn Mic và nước khoáng. Dưới khán đài, từng hàng ghế xếp thẳng hàng cho chúng em cùng tham gia hoạt động. Riêng hai hàng ghế đầu tiên có bàn, đó chính là dãy ghế dành cho các khách mời và thầy cô trong nhà trường. Theo hướng dẫn của thầy, chúng em nhanh chóng ổn định chỗ ngồi để bắt đầu hoạt động. 8h30, hội trường ổn định, chính thức bắt đầu chương trình. Đầu tiên là phần chào cờ và hát quốc ca. Tất cả mọi người đều đứng dậy, nghiêm túc làm lễ chào cờ. Khi hát quốc ca, chúng em ai cũng cố gắng hát thật to và rõ ràng để thể hiện lòng tự hào của mình. Tiếp theo đó, là phần phát biểu của thầy hiệu phó về lý do tổ chức ngày hội hôm nay, cùng với đó là mong muốn của thầy về ý nghĩa của ngày hội này với toàn thể học sinh trong nhà trường. Tiếp theo, cô giáo dẫn chương trình bắt đầu giới thiệu về các nội dung trong ngày hội hôm nay. Phần đầu tiên là phần chương trình văn nghệ với nội dung phòng chống ma túy ở hội trường. Phần tiếp theo là triển lãm tranh ảnh được trưng bày trên sân trường. Theo đó, sau khi lắng nghe những bài phát biểu của các thầy cô và khách mời về tác hại của ma túy. Chúng em được xem các tiểu phẩm rất hay và ý nghĩa. Các bạn học sinh vào vai rất chuyên nghiệp và nhiệt tình, cố gắng truyền tải nội dung một cách rõ ràng nhất cho người xem. Em ấn tượng nhất là vở kịch của lớp 9A, về một gia đình bị ma túy khiến cho tan nát. Hình ảnh người con bật khóc nức nở khi bố mình bị đưa đi cai nghiện thật ám ảnh và tội nghiệp. Kết thúc mỗi vở kịch, các lớp đều đưa ra các thông điệp vô cùng ý nghĩa, đúng với tinh thần của hoạt động “Hãy nói không với ma túy”. Sau khi kết thúc chương trình văn nghệ, chúng em cùng nhau di chuyển ra sân trường. Ở đó đã có sẵn rất nhiều tấm bảng với các hình ảnh, bài báo về chủ đề ma túy. Em và các bạn chăm chú đi qua từng khu trưng bày để đọc và xem hết các nội dung. Nhờ vậy, chúng em hiểu hơn về các loại ma túy và cách chúng được ngụy trang trong cuộc sống. Những bức ảnh về kẻ nghiện ma túy khiến chúng em rất ám ảnh và sợ hãi. Chính điều đó khiến chúng em đều quyết tâm nói không với ma túy. Kết thúc ngày hội, em rất vui vì đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Đồng thời, các học sinh trong toàn trường cũng đã nâng cao thêm hiểu biết và ý thức phòng chống ma túy. Em tin rằng, sau khi ngày hội “Nói không với ma túy” diễn ra, môi trường học đường sẽ trở nên trong sạch và vững mạnh hơn trước. |
Lưu ý: Nội dung Mẫu bài văn kể lại hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng lớp 8? chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu bài văn kể lại hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng lớp 8? 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS? (Hình từ Internet)
04 mức đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT quy định 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS như sau:
(1) Kết quả rèn luyện của học viên trong từng học kì
- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và có nhiều biểu hiện nổi bật.
- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.
- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên.
- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên.
(2) Kết quả rèn luyện của học viên cả năm học
- Mức Tốt: học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Mức Khá: học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì 1 được đánh giá mức Tốt; học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
- Mức Đạt: học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì 1 được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá mức Chưa đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT quy định về căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS như sau:
- Đánh giá kết quả rèn luyện của học viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong từng môn học trong Chương trình giáo dục thường xuyên.
- Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học viên trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học viên; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học viên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học viên; hướng dẫn học viên tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học viên theo các mức quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT.