Mẫu bài thu hoạch kiến thức quốc phòng an ninh nhóm đối tượng 1 năm 2024 chủ đề xây dựng nền quốc phòng toàn dân?
- Nhóm đối tượng 1 học bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh gồm có những ai?
- Mẫu bài thu hoạch kiến thức quốc phòng an ninh dành cho nhóm đối tượng 1 năm 2024 chủ đề: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân?
- Mục đích khi phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho đối tượng 1 năm 2024 là gì?
Nhóm đối tượng 1 học bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh gồm có những ai?
Nhóm đối tượng 1 được quy định chi tiết tại Hướng dẫn 90/HD-HĐGDQPAN năm 2016 cụ thể nhóm đối tượng 1 học bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh gồm:
[1] Các cơ quan, tổ chức ở trung ương:
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (chính thức và dự khuyết);
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu:
+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các Ban Đảng ở Trung ương; Đảng ủy ngoài nước, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương; Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương; Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật;
+ Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài;
+ Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban và các cơ quan của Quốc hội; Kiểm toán Nhà nước; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương.
- Ủy viên Ủy ban kiểm tra Trung ương; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan Trung ương, Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương.
- Các chức danh: Trợ lý Tổng Bí thư, Trợ lý Chủ tịch nước, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ; Trợ lý Chủ tịch Quốc hội; Trợ lý của Ủy viên Bộ Chính trị; chuyên gia cao cấp.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổng cục thuộc bộ.
- Chủ tịch và các Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc; Chủ tịch công ty, Bí thư, Phó Bí thư chuyên trách các tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Thủ tướng quyết định thành lập và các doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đồng bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
[2] Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
- Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
[3] Đại biểu Quốc hội.
[4] Sĩ quan cấp Tướng đang công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân (các đối tượng khác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân không phải là sĩ quan cấp tướng thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).
[5] Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên (không thuộc các chức danh tại điểm c, b, c, d Mục này).
Như vậy, nhóm đối tượng 1 học bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh sẽ chia ra thành 5 đối tượng nhỏ đã nêu.
Mẫu bài thu hoạch kiến thức quốc phòng an ninh nhóm đối tượng 1 năm 2024 chủ đề xây dựng nền quốc phòng toàn dân? (Hình từ Internet)
Mẫu bài thu hoạch kiến thức quốc phòng an ninh dành cho nhóm đối tượng 1 năm 2024 chủ đề: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân?
Như đã nêu trên nhóm đối tượng 1 được quy định chi tiết tại Hướng dẫn 90/HD-HĐGDQPAN năm 2016 được chia thành 5 nhóm đối tượng nhỏ.
Các đối tượng ở nhóm 1 này có thể tham khảo mẫu bài thu hoạch kiến thức quốc phòng an ninh dành cho nhóm đối tượng 1 như sau:
Theo đó, Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 năm 2024 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Mẫu bài thu hoạch kiến thức quốc phòng an ninh dành cho nhóm đối tượng 1 năm 2024 chủ đề: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân Phần 1: Khái quát tinh thần sau khi học - Nêu được mục đích tổng quan của việc học giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối với bản thân của từng đối tượng cụ thể. -Nêu được những đường lới chính sach, quan điểm chủ trường của Đảng và Nhà nước về chiến lược Quốc phòng An ninh ở hiện tại và định hướng trong tương lai. - Từ đó liên hệ bản thân của từng đối tượng cụ thể đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân sau khi học. Phần 2: Cụ thể hóa lại nội dung tiêu biểu về xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Sau khi chiến tranh kết thúc là lúc mà chúng ta cùng phấn đấu xay dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà các thể hệ đi trước đã định hướng. Tuy nhiên, từ cổ chí kim dù chúng ta hòa bình hay chiến tranh thì các thể lực thù địch vẫn luôn lăm le bờ cõi, chờ đợi thời cơ để chống phá đất nước chúng ta. Chính vì vậy nhận thức được rõ vấn đề thì mỗi cá nhân mỗi con người trong đối tượng 1 này nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung sẽ phải cùng xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc gắn kết với nền an ninh nhân dân nhằm tạo ra một lá chắn thép không ai có thể xâm phạm được. Đồng thời để bảo vệ Tổ quốc không để Tổ quốc bị bất ngờ. Để làm tốt các điều đó chúng ta phải có mục tiêu của việc Xây dựng nền quốc phòng toàn dân cụ thể như: (1). Xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân. Cần tập trung vào thực hiện tốt: - Về chính trị – tinh thần + Phải tập trung tăng cường công tác giáo dục chính trị tinh thần cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên và nhân dân. + Giáo dục, tuyên truyền, vận động, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là với cán bộ đảng viên. + Đặc biệt nhất là công tác giáo dục lịch sử về dựng nước và giữ nước cho các em học sinh. Vì trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong tình thế của thế giới ngày càng phức tạp và chiến tranh không ngừng thì nước ta phải học tập được, rút kinh nghiệm được và nhận thức được tầm quan trọng của môn học lịch sử đối với các em học sinh và đối với Tổ quốc như thế nào. + Nhận thức rõ được rằng "Văn hóa còn thì dân tộc còn" điều này một lần nữa nhắc nhở lại toàn thể nhân dân phải luôn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam ta "truyền thống uống nước nhớ nguồn " truyền thống kế thừa" "Truyền thống yêu nước của dân tộc ta" là một điều hết sức quan trong cần phải lan tỏa cho tất cả các em học sinh và các thể hệ trẻ sau này. + Giáo dục đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước. + Xây dựng phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Kết hợp chăm lo xây dựng củng cố quốc phòng và an ninh, giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước,tích cực trong lao động sản xuất. + Kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực tham nhũng. Phát huy truyền thống đoàn kết để xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. + Giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Chủ động phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. + Xây dựng chính quyền cơ sở. (2). Xây dựng lực lượng quốc phòng, lực lượng an ninh nhân dân. Xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trước tiên tập trung vào xây dựng lực lượng quân sự, an ninh của khu vực PT huyện, xã phường, thị xã, thị trấn. - Về thành phần xây dựng các lực lượng cơ bản như: + Dự bị động viên, dân quân và công an xã. Nhằm thực hiện tốt chủ trương của đảng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và công an nhân dân. Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; + Tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật đảm bảo cho lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại. + Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật quân sự, an ninh. Giúp đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về quốc phòng và an ninh nhân dân. - Về vũ khí thiết bị và công tác bảo đảm khác: Phải khai thác triệt để các nguồn cung cấp từ Bộ quốc phòng, Bộ công an với các nguồn địa phương. - Trong thực hiện huấn luyện: Phải đảm bảo theo đúng phương châm chỉ đạo (cơ bản thiết thực vững chắc, coi trọng cả HLKT, chiến thuật nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang, huấn luyện phải sát với yêu cầu thực tế, yêu cầu nhiệm vụ của từng lực lượng sát với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng an ninh của từng địa phương)… (3). Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. - Phải có nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành công dân tốt, đảng viên tốt cống hiến cho đất nước. - Phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng. Tránh những cám dỗ vật chất mà các thế lực phản cách mạng sử dụng để dụ dỗ và để làm giảm lòng tin của chúng ta vào Đảng, cách mạng. - Phát hiện, góp phần đấu tranh, ngăn ngừa và đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. - Giữ vững sự ổn định tư tưởng chính trị của các cán bộ giáo viên trong nhà trường, phát huy tính đoàn kết trong tập thể. Phần 3: Liên hệ bản thân người viết Sau khi nhận thức và hiểu rõ thì bản thân người viết sẽ phải liên hệ với bản thân mình, ví dụ như các liên hệ sau: - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với đường lối xã hội chủ nghĩa. - Thường xuyên vận động tuyên truyền cán bộ giáo viên và Học sinh trong nhà trường thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng,chính sách và pháp luật của nhà nước. - Tích cực tham gia xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đoàn kết trong cơ quan, lấy việc xây dựng chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường - Luôn luôn hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chức trách của bản thân. - Ra sức học tập rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt, đổi mới công tác quản lí, phát huy tính dân chủ trong cơ quan. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ nhận thức và hành động thực tiễn về công tác dân vận. Vận động người thân và học sinh chấp hành chủ trương đường lối của Đảng. |
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Mục đích khi phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho đối tượng 1 năm 2024 là gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 804/QĐ-TTg năm 2023, mục đích khi phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 năm 2024 như sau:
- Nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới;
- Là cơ sở để tổ chức thực hiện tốt việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và Nghị định 13/2014/NĐ-CP; Nghị định 139/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 13/2014/NĐ-CP.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?