Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024: Kế hoạch phát triển văn hóa đọc?
Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024: kế hoạch phát triển văn hóa đọc?
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 là hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực góp phần tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, giai đoạn 2021-2025.
Dưới đây, là mẫu bài dự thi Đại sứ Văn học năm 2024 được tổng hợp cho các học sinh tham khảo.
Đề: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).
Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024: kế hoạch phát triển văn hóa đọc - mẫu 1
Em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những biện pháp thiết thực, phù hợp nhất để khuyến khích và lan truyền văn hóa đọc trong trường học. Việc quyên góp sách từ thiện cho các vùng trung du miền núi và xây dựng lên những thư viện đọc sách nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của mọi người để ai cũng có cơ hội đến gần hơn với sách là điều hết sức cần thiết. Em mơ ước có thể mở câu lạc bộ đọc sách, nhằm khuyến khích, gắn kết những người yêu sách đặc biệt là các bạn trẻ và giúp cho sách đến gần hơn nữa với con người.
Ở trường, em có thể vận động các thầy cô giáo, bạn bè quyên góp, ủng hộ và kết hợp với Thư viện Nhà trường để tổ chức một buổi hội chợ sách quy mô nhỏ, nơi các bạn có thể mua bán giá cả hợp túi tiền học sinh, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mọi học sinh trong trường có cơ hội đọc nhiều cuốn sách, để những cuốn sách em đã đọc và rất tâm đắc có thể đến tay nhiều người. Và em dự định cùng những bạn mê đọc sách sẽ làm một buổi triển lãm về một số bộ sách, trưng bày, giới thiệu về những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn các đoạn văn hay, thông tin thú vị trong sách nhằm tạo ra sự hứng thú tìm hiểu đối với các bạn. Những thông tin về các buổi trao đổi tập hợp sẽ được phổ biến rộng rãi trên trang web và fanpage trường, trên Thư viện điện tử để tạo ra một diễn đàn đọc sách thật ý nghĩa. Để làm được điều ấy, em rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. "Hãy thay đổi nhận thức hôm nay, tôi làm được và bạn cũng thế!"
Ở mỗi lớp học, em thấy đều có một chiếc tủ nhỏ để đồ dùng học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số quyển sách và từ điển cần thiết cho việc học. Em muốn lấp đầy tủ sách ấy bằng việc mỗi thành viên trong lớp đóng góp một đầu sách. Trong vòng một học kì hoặc một năm học, tất cả các bạn trong lớp đều có thể đọc đủ số đầu sách này trước khi cuốn sách trở về với chủ. Thời gian tiếp theo, hoạt động này sẽ được duy trì với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, các bạn có thể viết bài đánh giá và nhận nhuận bút cho trang viết học trò của trường, các thầy cô chủ nhiệm cũng có thể cho điểm khuyến khích hoặc tổ chức các buổi thảo luận về nội dung sách trong giờ sinh hoạt lớp. Làm được việc ấy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ trở thành niềm vui chung của nhiều bạn học sinh.
Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024: kế hoạch phát triển văn hóa đọc - mẫu 2
Thứ nhất, hòa mình với sách
Em sẽ dành thời gian hàng ngày từ 5-10 phút cho đến 1 tiếng để đọc sách, không kể là tiểu thuyết, sách học thuật, hay sách về lịch sử và văn hóa. Đây là cơ hội tuyệt vời để em mở rộng vốn từ vựng và hiểu biết. Em sẽ tự đặt ra các thử thách đọc sách hàng tháng cho bản thân, có thể là đọc một cuốn sách về một chủ đề mới hoặc một tác phẩm của một tác giả mà em chưa từng biết đến. Điều này sẽ giúp em phát triển khả năng đọc hiểu và cảm thụ văn học sâu sắc hơn.
Thứ hai, tạo ra môi trường đọc sách tại nhà và trường học
Tại nhà, em sẽ tạo ra một góc đọc sách thoải mái và yên tĩnh, khuyến khích các thành viên trong gia đình đóng góp sách và tham gia vào các buổi đọc sách chung. Em sẽ tổ chức các buổi thảo luận sách trong gia đình để chia sẻ và trao đổi về những cuốn sách đã đọc, tạo nên một không gian văn hóa đọc sôi nổi và gắn kết. Tại trường học, em sẽ cùng bạn bè đề xuất lên thầy cô và nhà trường tổ chức các buổi đọc sách thú vị và ý nghĩa. Các hoạt động như thảo luận sách, câu đố về sách, hoặc các buổi triển lãm sách sẽ giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và sáng tạo, khuyến khích mọi người tham gia vào việc đọc sách.
Thứ ba, sử dụng công nghệ để tiếp cận sách
Em sẽ sử dụng các ứng dụng đọc sách trên điện thoại di động hoặc các trang web đọc sách trực tuyến để trải nghiệm sách một cách thuận tiện và linh hoạt. Một số ứng dụng đọc sách có hình ảnh sinh động, chức năng note trong sách và nhiều tính năng hữu ích khác, giúp em dễ dàng tiếp cận với hàng ngàn cuốn sách từ mọi nơi. Em cũng sẽ tham gia vào các cộng đồng đọc sách trực tuyến, tham gia vào các nhóm đọc sách trên mạng xã hội hoặc các diễn đàn thảo luận sách để chia sẻ suy nghĩ và ý kiến của mình với cộng đồng độc giả khác. Điều này không chỉ giúp em kết nối với những người có cùng sở thích mà còn mở rộng mạng lưới bạn bè và tri thức.
Cuối cùng, tổ chức các sự kiện văn hóa đọc
Em sẽ đề xuất và tham gia tổ chức các sự kiện triển lãm sách văn hóa nhằm giới thiệu và khuyến khích đọc sách từ các nền văn hóa khác nhau. Những sự kiện này sẽ tạo ra một không gian thú vị và phong phú, nơi mọi người có thể tìm hiểu về văn hóa qua sách và chia sẻ những trải nghiệm đọc sách độc đáo của mình.
Chúng ta, những người trẻ tuổi, cần đầu tư vào việc phát triển văn hóa đọc không chỉ để nâng cao tri thức và kỹ năng của bản thân mà còn để góp phần xây dựng một xã hội tri thức và phát triển. Hãy cùng nhau thực hiện kế hoạch này để tạo ra một cộng đồng đọc sách mạnh mẽ và phồn thịnh trong năm 2024 và những năm tiếp theo!
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024: kế hoạch phát triển văn hóa đọc? (Hình ảnh từ Internet)
Thời gian tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 như thế nào?
Căn cứ tại thể lệ cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 được quy định tại Công văn 1173/BVHTTDL-TV năm 2024 có nêu rõ thời gian tổ chức cuộc thi ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 như sau:
(1) Vòng Sơ khảo
- Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2024.
- Vòng Sơ khảo do các Bộ, tỉnh/ thành phố, các trường/ học viện, Hội Người Mù Việt Nam tổ chức.
- Thí sinh nộp Bài dự thi phải điền thông tin đầy đủ (có biểu mẫu gửi kèm) về địa chỉ theo quy định của Ban Tổ chức Cuộc thi vòng Sơ khảo của Bộ Quốc phòng, các tỉnh/thành phố, Hội Người mù Việt Nam, trường đại học/học viện
- Ban Tổ chức Vòng Sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 chọn các Bài dự thi đạt từ giải Nhất gửi tham dự Vòng Chung kết, với số lượng tối đa cụ thể như sau:
+ Bộ Quốc phòng: 10 bài;
+ Mỗi tỉnh/ thành phố: 06 bài;
+ Hội Người Mù Việt Nam: 05 bài;
+ Mỗi trường đại học/ học viện: 03 bài.
- Địa chỉ nhận Bài dự thi: Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Vòng Chung kết
- Thời gian: Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2024.
- Vòng Chung kết do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chứ
Thể lệ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024... Tải về
Mục tiêu của giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Giáo dục 2019 có quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông được quy định cụ thể như sau:
- Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đã có Dự thảo về Quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ? Tiêu chuẩn của đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như thế nào?
- Đáp Án Tuần 1 Cuộc Thi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 80 năm 2024 trên Báo Cáo Viên? Cuộc thi có phải do Bộ Giáo dục tổ chức không?
- Lịch bồi dưỡng STEM tháng 12 năm 2024 TP Hồ Chí Minh? Quy trình xây dựng bài học STEM có gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về sự thiếu kiên nhẫn của tuổi trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu phong cách sáng tác của lớp 12?
- Công thức tính mol? Công thức tính mol có được học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 không?
- Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? 05 kiểu văn bản mà học sinh lớp 5 được học là gì?
- Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 có đáp án mới nhất? Điều kiện để học sinh lớp 10 được lên lớp là gì?
- Cách mở bài hay nhất cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12? Môn Ngữ văn lớp 12 có những nội dung gì?
- Cách viết kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 trong bản kiểm điểm cuối năm 2024?
- Top 05 mẫu bài nghị luận xã hội 600 chữ về những vấn đề tiêu cực trong giới trẻ hiện nay? Có mấy kiểu văn bản trong môn Ngữ văn lớp 12?