09:00 | 24/07/2024

Lương giáo viên tiểu học tăng bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2.34 triệu?

Khi tăng lương cơ sở lên 2.34 triệu thì lương giáo viên tiểu học tăng bao nhiêu?

Lương giáo viên tiểu học tăng bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2.34 triệu?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với giáo viên là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập là 2.340.000 đồng/tháng.

Mức lương của viên chức giáo viên được tính như sau:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trước ngày 1/7/2024, lương cơ sở là 1.8 triệu (Căn cứ Nghị định 24/2023/NĐ-CP), so với mức lương cơ sở 2.34 triệu hiện nay thì lương cơ sở tăng thêm 30%.

Vậy, lương giáo viên tiểu học tăng 30% khi tăng lương cơ sở lên 2.34 triệu.

Lưu ý: Nghị định 24/2023/NĐ-CP hết hiệu lực từ 1/7/2024.

Lương giáo viên tiểu học tăng bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2.34 triệu?

Lương giáo viên tiểu học tăng bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2.34 triệu?

Bảng lương mới của giáo viên tiểu học thư thế nào?

Cách xếp lương đối với viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT như sau:

Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
...

Do đó, bảng lương giáo viên tiểu học được sắp xếp như sau:

* Giáo viên tiểu học hạng 1 (Mã số V.07.03.27):

Viên chức loại A2 (Nhóm A2.1)

Hệ số lương

Mức lương

Bậc 1

4.4

10.296

Bậc 2

4.74

11.0916

Bậc 3

5.08

11.8872

Bậc 4

5.42

12.6828

Bậc 5

5.76

13.4784

Bậc 6

6.1

14.274

Bậc 7

6.44

15.0696

Bậc 8

6.78

15.8652

* Giáo viên tiểu học hạng 2 (Mã số V.07.03.28):

Viên chức loại A2 (Nhóm A2.2)

Hệ số lương

Mức lương

Bậc 1

4

9.36

Bậc 2

4.34

10.1556

Bậc 3

4.68

10.9512

Bậc 4

5.02

11.7468

Bậc 5

5.36

12.5424

Bậc 6

5.7

13.338

Bậc 7

6.04

14.1336

Bậc 8

6.38

14.9292

* Giáo viên tiểu học hạng 3 (Mã số V.07.03.29):

Viên chức loại A1

Hệ số lương

Mức lương

Bậc 1

2.34

5.4756

Bậc 2

2.67

6.2478

Bậc 3

3

7.02

Bậc 4

3.33

7.7922

Bậc 5

3.66

8.5644

Bậc 6

3.99

9.3366

Bậc 7

4.32

10.1088

Bậc 8

4.65

10.881

Bậc 9

4.98

11.6532

Lưu ý:

Bảng lương trên áp dụng cho giáo viên trường công lập và chưa bao gồm các khoản phụ cấp.

Giáo viên tiểu học được nghỉ hè mấy tháng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP thì thời gian nghỉ hè của giáo viên được quy định như sau:

Thời gian nghỉ hè của nhà giáo
1. Thời gian nghỉ hè của nhà giáo:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
b) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
c) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
d) Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.

Như vậy đối với giáo viên tiểu học thì thời gian nghỉ hè là 08 tuần (bao gồm cả nghỉ phép hằng năm)

Ngoài ra, trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của giáo viên tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.

Giáo viên tiểu học dạy bao nhiêu tiết một tuần theo quy định?

Tại khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:

Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Như vậy, định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, giáo viên tiểu học thông thường sẽ phải dạy 23 tiết/tuần, nếu là giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú thì được giảm còn dạy 21 tiết/tuần.

Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng 1 dạy 2 tiết một tuần, trường hạng 2 dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng 3 dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học.

Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Lương giáo viên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cập nhật chi tiết bảng lương giáo viên 2025 theo Nghị quyết 159: mức lương và các quy định quan trọng?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên cao đẳng sư phạm chính mã số V.07.08.21 được áp dụng hệ số lương nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số lương từ ngày 01/07/2024 của giáo viên các cấp là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào giáo viên được nâng bậc lương trước thời hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định nguồn kinh phí tăng lương cơ sở cho giáo viên hiện nay thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương giáo viên mầm non hạng 1 từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương mới của giáo viên mầm non hạng 3 sau ngày 1/7/2024 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số lương của giáo viên mầm non là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương giáo viên mầm non mới ra trường bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số lương của giáo viên tiểu học hạng 3 là hệ số lương viên chức hạng mấy?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;