Lời bài hát Tết đong đầy - hợp âm bài hát Tết đong đầy? Môn Âm nhạc có phải môn học bắt buộc?

Tham khảo qua lời bài hát Tết đong đầy - hợp âm bài hát Tết đong đầy? Môn Âm nhạc có phải môn học bắt buộc?

Lời bài hát Tết đong đầy - hợp âm bài hát Tết đong đầy?

Dưới đây là lời bài hát Tết đong đầy

Lời bài hát Tết đong đầy

Ngoài đường đông vui tràn ngập bao tiếng ca, xuân năm nay đã đến rồi em ơi

Người người bên nhau tạm biệt năm cũ qua xuân yên vui về khắp bên mọi nhà

Xuân năm nay đến, bao nhiêu câu chúc, chúc gia đình nhà nhà luôn hạnh phúc

Hoa mai đua sắc cùng rạo rực đón xuân hy vọng một năm mới luôn bình an


Mẹ nấu bánh chưng xanh, làn gió khẽ lay đưa

Cùng tiếng múa lân vang tùng cheng tùng cheng thích mê chưa

Đàn cháu chúc ông bà nhiều sức khỏe vui tươi, nồng ấm cứ đong đầy,

Cùng nhau chào xuân đến bên ta

Tết đong đầy


Xuân năm nay vui hơn năm qua, phúc lộc tài về với muôn mọi nhà

Tay trong tay anh và em luôn vui ca, phúc đong đầy là cái tết sum vầy

Lá la là lá la là lá la la tết đong đầy

Lá la là lá la là lá la la tết đong đầy


[Lời rap]

Thịt kho hột vịt năm nào nhìn mà không phát ngán

Thêm bánh tét bánh chưng rồi các kiểu ăn xong đừng hỏi tại sao mập quá đáng

Chú Tám bàn bên lại đứng lên, cô Tư cô Sáu ở kế bên

Nhạc quẩy tưng bừng và năm cũ đã qua rồi năm mới anh em chúng ta lại lên


Xuân năm nay đến (lên luôn em ơi)

Bao nhiêu câu chúc (lên luôn em ơi)

Chúc gia đình nhà nhà luôn hạnh phúc (xuống làm gì rồi lại phải lên)

Hoa mai đua sắc cùng rạo rực đón xuân hy vọng một năm mới luôn bình an (lên là lên là lên là lên)


Mẹ nấu bánh chưng xanh, làn gió khẽ lay đưa

Cùng tiếng múa lân vang tùng cheng tùng cheng thích mê chưa

Đàn cháu chúc ông bà nhiều sức khỏe vui tươi, nồng ấm cứ đong đầy

Cùng nhau chào xuân đến bên ta

Tết đong đầy


Xuân năm nay vui hơn năm qua, phúc lộc tài về với muôn mọi nhà

Tay trong tay anh và em luôn vui ca, phúc đong đầy là cái tết sum vầy

Lá la là lá la là lá la la tết đong đầy

Lá la là lá la là lá la la tết đong đầy


Xuân năm nay đến, bao nhiêu câu chúc, chúc gia đình nhà nhà luôn hạnh phúc

Hoa mai đua sắc cùng rạo rực đón xuân hy vọng một năm mới luôn bình an


Mẹ nấu bánh chưng xanh, làn gió khẽ lay đưa

Cùng tiếng múa lân vang tùng cheng tùng cheng thích mê chưa

Đàn cháu chúc ông bà nhiều sức khỏe vui tươi, nồng ấm cứ đong đầy

Cùng nhau chào xuân đến bên ta

Tết đong đầy


Xuân năm nay vui hơn năm qua, phúc lộc tài về với muôn mọi nhà.

Tay trong tay anh và em luôn vui ca, phúc đong đầy là cái tết sum vầy.

Lá la là lá la là lá la la tết đong đầy

Lá la là lá la là lá la la tết đong đầy

Hợp âm bài hát Tết đong đầy

Ngoài [G] đường đông vui tràn [D] ngập bao tiếng ca

Xuân năm [Em] nay đã đến rồi em [C] ơi

Người [G] người bên nhau tạm [D] biệt năm cũ qua

Xuân yên [Em] vui về khắp bên mọi [C] nhà


[G] Xuân năm nay đến, [D] bao nhiêu câu chúc

Chúc gia [Em] đình nhà nhà luôn hạnh [C] phúc

[G] Hoa mai đua sắc cùng rạo [D] rực đón xuân

Hy vọng một [Em] năm mới luôn bình [C] an


Mẹ nấu bánh [G] chưng xanh làn gió khẽ [D] lay đưa

Cùng tiếng múa [Em] lân vang tùng cheng tùng cheng thích [C] mê chưa

Đàn cháu chúc [G] ông bà nhiều sức khỏe [D] vui tươi

Nồng ấm cứ [Em] đong đầy, cùng nhau chào xuân đến [C] bên ta

Tết đong đầy


[G] Xuân năm nay vui hơn năm qua

[D] Phúc lộc tài về với muôn mọi nhà

[Em] Tay trong tay anh và em luôn vui ca

[C] Phúc đong đầy là cái tết sum vầy


[G] Lá la là lá la là lá la [D] la tết đong đầy

[Em] Lá la là lá la là lá la [C] la tết đong đầy


RAP:

[G] Thịt kho hột vịt năm [D] nào nhìn mà không phát ngán

Thêm bánh [Em] tét bánh chưng rồi các kiểu ăn xong đừng [C] hỏi tại sao mập quá đáng

[G] Chú Tám bàn bên lại đứng lên, [D] cô Tư cô Sáu ở kế bên

Nhạc [Em] quẩy tưng bừng và năm cũ đã qua rồi năm [C] mới anh em chúng ta lại lên


[G] Xuân năm nay đến [D] Bao nhiêu câu chúc

Chúc gia [Em] đình nhà nhà luôn hạnh [C] phúc

[G] Hoa mai đua sắc cùng rạo [D] rực đón xuân hy vọng một [Em] năm mới luôn bình [C] an (lên là lên là lên là lên)

Lưu ý: Lời bài hát Tết đong đầy - hợp âm bài hát Tết đong đầy chỉ mang tính chất tham khảo!

Lời bài hát Tết đong đầy - hợp âm bài hát Tết đong đầy? Môn Âm nhạc có phải môn học bắt buộc?

Lời bài hát Tết đong đầy - hợp âm bài hát Tết đong đầy? Môn Âm nhạc có phải môn học bắt buộc? (Hình từ Internet)

Môn Âm nhạc có phải môn học bắt buộc?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

- Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9): Âm nhạc là môn học bắt buộc. Nội dung bao gồm những kiến thức và kỹ năng về hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Ở giai đoạn này, giáo dục âm nhạc giúp HS trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc, nhằm phát triển năng lực thẩm mỹ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống. Thời lượng dạy học ở mỗi lớp là 35 tiết/ năm học.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12): Âm nhạc là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Nội dung trọng tâm bao gồm những kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát và hợp xướng, chơi 4 nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lý thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Mục tiêu chương trình là giúp HS hoàn thiện các kỹ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội; nhận thức, biết trân trọng, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc. Thời lượng dạy học ở mỗi lớp là 70 tiết/năm học. Bên cạnh đó, HS có thể tự chọn các chuyên đề học tập với thời lượng 35 tiết/năm học.

Theo đó, môn Âm nhạc là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9, từ lớp 10 đến lớp 12 môn Âm nhạc là môn học lựa chọn.

Quan điểm xây dựng chương trình môn Âm nhạc?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quan điểm xây dựng chương trình môn Âm nhạc như sau:

- Tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm: những định hướng chung cho tất cả các môn học (quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình); định hướng xây dựng chương trình môn Âm nhạc ở ba cấp học.

- Tập trung phát triển năng lực thẩm mỹ đặc thù đối với môn Âm nhạc (năng lực âm nhạc) thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; phát triển hài hoà đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành.

- Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình môn Âm nhạc năm 2006, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Nội dung chương trình được thiết kế theo hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật âm nhạc và bản sắc văn hoá dân tộc; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên.

- Xây dựng những bối cảnh học tập đa dạng, với sự phong phú về nội dung và các hoạt động học tập, nhằm đáp ứng các nhu cầu, sở thích của HS học sinh; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập; góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em có năng khiếu âm nhạc.

- Chương trình vừa bảo đảm những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập của HS các vùng miền.

Môn Âm nhạc
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lời bài hát Tết đong đầy - hợp âm bài hát Tết đong đầy? Môn Âm nhạc có phải môn học bắt buộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh được học hát Quốc ca Việt Nam từ lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Âm nhạc có thời lượng thế nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 103

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;