Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức là bao nhiêu ngày?

Cán bộ công chức viên chức được nghỉ Tết Âm lịch 2025 bao nhiêu ngày? Giáo viên thỉnh giảng là cán bộ công chức viên chức phải thực hiện nhiệm vụ gì?

Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức là bao nhiêu ngày?

Căn cứ Công văn 6726/VPCP-KGVX năm 2024 Tải về của Văn phòng Chính phủ về nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025 thì Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến như sau:

Đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 01 tháng 5 năm 2025. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp, người lao động theo quy định.

Theo đó, lịch nghỉ Tết 2025 chính thức là từ thứ hai, ngày 27/1/2025 (tức 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 29 tháng Chạp và 3 ngày mùng 1, 2, 3 Tết 2025 (tức hết Thứ sáu ngày 31/1/2025).

Tuy nhiên, ngoài việc được nghỉ Tết Âm lịch 2025 5 ngày theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, thì liền trước 5 ngày nghỉ chính thức là 2 ngày nghỉ cuối tuần, Thứ bảy và Chủ nhật (ngày 25 và 26/1/2025) tức 26-27 tháng Chạp âm lịch và sau những ngày nghỉ chính thức lại tới 2 ngày nghỉ cuối tuần tiếp theo, Thứ bảy và Chủ nhật ngày 01-02/02/2025.

Vậy nên thực tế cán bộ công chức viên chức được nghỉ Tết Âm lịch 2025 liên tục 9 ngày, bắt đầu từ 26/12 âm lịch tức ngày 25 tháng 1 dương lịch đến ngày 5/1 âm lịch tức ngày 2 tháng 2 dương lịch.

Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức là bao nhiêu ngày?

Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức là bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)

Giáo viên thỉnh giảng là cán bộ công chức viên chức phải thực hiện nhiệm vụ gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 71 Luật Giáo dục 2019 quy định về thỉnh giảng như sau:

Thỉnh giảng
1. Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật này đến giảng dạy. Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là giáo viên thỉnh giảng hoặc giảng viên thỉnh giảng.
2. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 69 của Luật này. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.
3. Khuyến khích việc mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại cơ sở giáo dục theo chế độ thỉnh giảng.

Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên thình giảng là cán bộ công chức viên chức phải thực hiện nhiệm vụ tại Điều 69 của Luật Giáo dục 2019, cụ thể như sau:

- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Ngoài ra, giáo viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.

Tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng như sau:

- Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục 2019; giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.

- Đối với việc giảng dạy các chuyên đề không có trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp.

- Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

- Đối với hoạt động nêu tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục 2019 và quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

- Đối với hoạt động nêu tại điểm d khoản 1 Điều 2 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, nhà giáo thỉnh giảng phải đáp ứng các yêu cầu thí nghiệm, thực hành, thực tập của môn học, chuyên đề, chương trình giáo dục; đạt tiêu chuẩn quy định đối với nhân viên làm công tác thí nghiệm.

- Đối với hoạt động nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:

+ Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;

+ Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;

+ Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;

+ Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.

Tết Nguyên đán 2025
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 50 lời chúc Tết Âm lịch 2025 ý nghĩa và độc đáo nhất? Thời gian làm việc của giáo viên trong năm học?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Âm lịch 2025 vì sao không có ngày 30 Tết? Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày trong năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ lịch năm 2025 tải về miễn phí? Năm học 2024-2025 kết thúc khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày? Học sinh nghỉ Tết Âm lịch 2025 xong thì phải kết thúc năm học trước ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mùng 1 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Tết 2025 chính thức được nghỉ 9 ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức là bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên đán 2025? Học sinh nghỉ Tết Nguyên đán 2025 bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ tết 9 ngày là từ ngày nào đến ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch đi học lại của sinh viên ở các trường đại học sau Tết Âm lịch 2025?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;