Làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo quy định mới?

Theo quy định mới làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cho các em học sinh như thế nào? Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia Tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định mới như thế nào?

Làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo quy định mới?

Căn cứ theo Điều 28 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT thì việc làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như sau:

- Căn cứ dữ liệu thí sinh ĐKDT, Ban Thư ký hoàn thành danh sách thí sinh (kể cả danh sách ảnh của thí sinh) của từng phòng thi; làm Thẻ dự thi; xác định địa điểm làm thủ tục dự thi cho thí sinh.

- Trong ngày làm thủ tục dự thi, Trưởng Điểm thi phân công các thành viên tại Điểm thi hướng dẫn thí sinh làm thủ tục dự thi, phổ biến Quy chế thi; xác nhận những sai sót về thông tin của thí sinh trong Phiếu đăng ký dự thi và chuyển những thông tin này cho Ban Thư ký xem xét, cập nhật vào phần mềm quản lý thi.

>>Lưu ý: Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2025). Tải về

*Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT bãi bỏ Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Thông tư sửa đổi, bổ sung: Thông tư 05/2021/TTBGDĐT, Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT.

Tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi?

Tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi? (Hình từ Internet)

Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia Tốt nghiệp THPT 2025 theo quy định mới như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

- Về cơ cấu Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia, gồm:

+ Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT;

+ Phó Trưởng ban là lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng;

+ Các ủy viên là lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT và các bộ, ban, ngành khác;

+ Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.

- Về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia:

+ Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT: Chỉ đạo và tổ chức triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi trên toàn quốc; công tác ra đề thi, giao nhận và in sao đề thi, quyết định các tình huống đặc biệt liên quan tới công tác đề thi; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh) và các Hội đồng thi; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi; báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức kỳ thi;

+ Thành lập Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia; Tổ trưởng Tổ Thư ký do một ủy viên Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia kiêm nhiệm; các thư ký là công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và các bộ, ban, ngành khác;

+ Quyết định hình thức xử lý phù hợp (trong trường hợp đặc biệt, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định): Đình chỉ tạm thời hoạt động thi hoặc tổ chức thi lại tại một số Hội đồng thi hoặc trong cả nước; đình chỉ hoạt động, đề nghị xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo Hội đồng thi vi phạm Quy chế thi;

+ Đề xuất Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Hội đồng chấm thẩm định và các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia;

+ Đề nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và Tổ Thư ký.

- Bên cạnh đó về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia:

+ Trưởng ban quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia theo quy định của Quy chế này;

+ Các Phó Trưởng ban, ủy viên và thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.

Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT cấp tỉnh được thành lập ra sao?

Căn cứ theo Điều 8 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, gồm:

+ Trưởng ban là lãnh đạo UBND tỉnh;

+ Các Phó Trưởng ban là lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GDĐT;

+ Các ủy viên là lãnh đạo các phòng của sở GDĐT, lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và lãnh đạo UBND cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);

+ Các thư ký là công chức, viên chức của sở GDĐT và một số sở, ban, ngành liên quan của tỉnh;

+ Các trường hợp đặc biệt khác do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh:

+ Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện các hoạt động chuẩn bị, tổ chức thực

hiện kỳ thi theo đúng quy định của Quy chế này;

+ Chỉ đạo, kiểm tra các ban, ngành, đoàn thể liên quan và các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thi; xem xét, giải quyết các kiến nghị của Chủ tịch Hội đồng thi; chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với lực lượng công an triển khai các giải pháp, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác phòng ngừa việc thí sinh gian lận trong kỳ thi nếu thấy cần thiết;

+ Báo cáo Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình tổ chức thi, việc thực hiện Quy chế thi ở địa phương và đề xuất xử lý các tình huống xảy ra trong tổ chức kỳ thi;

+ Thực hiện những quyết định, chỉ đạo có liên quan của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia.

- Trưởng Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh:

+ Điều hành toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh theo đúng nhiệm vụ và quyền hạn;

+ Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh theo quy định của Quy chế này;

+ Đề nghị khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh và các thành viên thuộc Hội đồng thi.

- Các thành viên của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh.

Thi tốt nghiệp THPT
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, thí sinh người nước ngoài miễn thi môn Ngữ văn nếu có chứng chỉ Tiếng Việt?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức vận chuyển đề thi mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm ưu tiên trong xét công nhận tốt nghiệp THPT 2025 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ có hai đề thi khác nhau theo hai chương trình giáo dục phổ thông 2006 và 2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo quy định mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT từ 2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp thí sinh được cộng điểm khuyến khích thi tốt nghiệp THPT từ 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT chỉ được cộng tối đa 2 điểm khuyến khích?
Hỏi đáp Pháp luật
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT bị đình chỉ thi trong trường hợp nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 61
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;