01:00 | 27/10/2024

Kinh nghiệm làm việc bao lâu thì được chọn giáo viên mầm non cốt cán?

Giáo viên mầm non cần có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm việc thì được chọn làm giáo viên mầm non cốt cán?

Kinh nghiệm làm việc bao nhiêu năm thì được chọn giáo viên mầm non cốt cán?

Căn cứ Điều 12 Quy định ban hành kèm Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo viên mầm non cốt cán như sau:

Giáo viên mầm non cốt cán
1. Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên mầm non cốt cán
a) Là giáo viên mầm non có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non cho tới thời điểm xét chọn;
b) Được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt mức khá trở lên, trong đó tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 phải đạt mức tốt;
c) Có khả năng thiết kế, triển khai các hoạt động giáo dục mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non cho đồng nghiệp trong trường hoặc cụm trường tham khảo học tập;
d) Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và bồi dưỡng giáo viên;
e) Có nguyện vọng trở thành giáo viên mầm non cốt cán.
2. Quy trình lựa chọn giáo viên mầm non cốt cán
a) Cơ sở giáo dục mầm non lựa chọn và đề xuất giáo viên mầm non cốt cán và báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên;
b) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách giáo viên mầm non cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo sở giáo dục và đào tạo;
c) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách giáo viên mầm non cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu.
...

Như vậy, kinh nghiệm làm việc ít nhất 05 năm kinh nghiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non cho tới thời điểm xét chọn thì có thể được chọn giáo viên mầm non cốt cán nếu đáp ứng các điều kiện khác theo quy định.

Kinh nghiệm làm việc bao lâu thì được chọn giáo viên mầm non cốt cán?

Kinh nghiệm làm việc bao lâu thì được chọn giáo viên mầm non cốt cán? (Hình từ Internet)

Giáo viên mầm non tự đánh một năm bao nhiêu lần?

Căn cứ Điều 11 Quy định ban hành kèm Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định về chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:

Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
3. Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cấp trên quản lý, cơ sở giáo dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

Như vậy, giáo viên mầm non tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.

Nhiệm vụ của giáo viên mầm non cốt cán là gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 12 Quy định ban hành kèm Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên mầm non cốt cán là:

- Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong cơ sở giáo dục mầm non hoặc các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn các vấn đề liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non;

- Biên soạn tài liệu chuyên đề bồi dưỡng, hướng dẫn (cho giáo viên, cha, mẹ, người giám hộ trẻ em); tổ chức hướng dẫn cho sinh viên thực hành, thực tập sư phạm; kết nối với giảng viên sư phạm các khoa giáo dục mầm non trao đổi kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

- Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn về các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp;

- Về việc thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet; về bồi dưỡng, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường hoặc các trường trên địa bàn; tham gia tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu hàng năm của ngành (cấp phòng, sở, Bộ);

- Tham mưu, tư vấn cho cấp quản lí trực tiếp về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, lớp và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên;

- Tham gia tổ chức, báo cáo chuyên môn, nghiệp vụ tại các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn của cơ sở giáo dục mầm non hoặc các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn.

Giáo viên mầm non
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5+ bài thơ xe chữa cháy sáng tạo? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 2 mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi? Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non hiện nay thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo án vẽ hoa mùa xuân mầm non chi tiết nhất? Nhiệm vụ cơ bản của giáo viên mầm non là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên được biệt phái lên Phòng giáo dục công tác thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non? Giáo viên mầm non không được hưởng phụ cấp ưu đãi khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 theo thông tư 13/2024/TT-BGDĐT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 theo Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh nghiệm làm việc bao lâu thì được chọn giáo viên mầm non cốt cán?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy tắc ứng xử của giáo viên mầm non đối với học sinh như thế nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 240

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;