Kiêm nhiệm chủ nhiệm lớp thì giáo viên trung học cơ sở có được giảm định mức tiết dạy không?
Kiêm nhiệm chủ nhiệm lớp thì giáo viên trung học cơ sở có được giảm định mức tiết dạy không?
Căn cứ Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.
3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.
5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.
5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.
5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;
Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần.
Như vậy, giáo viên trung học cơ sở kiêm nhiệm chủ nhiệm lớp thì sẽ được giảm 04 tiết/tuần.
Kiêm nhiệm chủ nhiệm lớp thì giáo viên trung học cơ sở có được giảm định mức tiết dạy không? (Hình từ Internet)
Giáo viên trung học cơ sở có thời gian làm việc như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
...
Như vậy, giáo viên trung học cơ sở sẽ có tổng thời gian làm việc là 42 tuần trong đó:
- Giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học: 37 tuần.
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ: 03 tuần.
- Chuẩn bị năm học mới: 01 tuần.
- Tổng kết năm học: 01 tuần.
Thời gian nghỉ hè của giáo viên trung học cơ sở là bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Như vậy, thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trung học cơ sở là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
- Top 10 bài văn tả phong cảnh lớp 5 ngắn gọn? Giáo viên Tiếng Việt lớp 5 dạy bao nhiêu tiết mỗi tuần?
- Soạn bài Chiều sương môn Ngữ văn lớp 11 ngắn gọn? 3 chuyên đề học tập môn Ngữ văn lớp 11 là gì?
- Soạn bài Tuổi thơ tôi lớp 6 ngắn gọn? Học sinh lớp 6 được nghỉ học như thế nào trong năm?
- Top 6 mẫu viết đoạn văn tả cây cối lớp 4 ngắn gọn, điểm cao 2025? Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng về bảo vệ môi trường ra sao?
- Chiến dịch Việt Bắc diễn ra vào thời gian nào? Yêu cầu cần đạt về nội dung kháng chiến chống Pháp môn Lịch sử và Địa lí lớp 9?
- Vì sao năm Ất Tỵ 2025 có 384 ngày? Năm học 2024 2025 kết thúc ngày nào âm lịch?
- Danh sách 208 trường đại học và cao đẳng sư phạm đạt chuẩn kiểm định chất lượng trong nước và quốc tế?
- Hướng dẫn đăng nhập Https hocvalamtheobac mobiedu vn thi tuần 3 Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Top 2 mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi? Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non hiện nay thế nào?
- Top bộ câu hỏi ôn tập tin học cơ bản mới nhất? Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục môn Tin học các cấp ra sao?