Kiểm định chất lượng giáo dục là gì?

Nhiệm vụ công khai kết quả đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục do ai công bố? Kiểm định chất lượng giáo dục là gì?

Kiểm định chất lượng giáo dục là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Luật Giáo dục 2019, có định nghĩa về kiểm định chất lượng giáo dục như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
3. Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
...

Theo Điều 110 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục
...
3. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
b) Cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo các trình độ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Như vậy, kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.

Kiểm định chất lượng giáo dục là gì?

Kiểm định chất lượng giáo dục là gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ công khai kết quả đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục do ai công bố?

Căn cứ theo Điều 60 Luật Giáo dục 2019, thì có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
1. Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường;
b) Tổ chức tuyển sinh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
c) Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng nhà giáo, người lao động trong trường công lập; quản lý, sử dụng nhà giáo, người lao động; quản lý người học;
d) Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
đ) Phối hợp với gia đình, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho nhà giáo, người lao động và người học tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.
2. Việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của trường công lập được quy định như sau:
a) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; có trách nhiệm giải trình với xã hội, người học, cơ quan quản lý; bảo đảm việc tham gia của người học, gia đình và xã hội trong quản lý nhà trường. Việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trường dân lập, trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Như vậy, đối chiếu quy định thì công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường.

Quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục có những nội dung nào?

Căn cứ theo Điều 111 Luật Giáo dục 2019, quy định về nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục như sau:

- Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở từng cấp học, trình độ đào tạo; nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.

- Quản lý hoạt động kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và cơ sở giáo dục thực hiện đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gồm những tổ chức nào?

Căn cứ theo Điều 112 Luật Giáo dục 2019 quy định về tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như sau:

- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:

+ Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập;

+ Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài thành lập;

+ Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài.

- Việc tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như sau:

+ Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam;

+ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và quy định trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; quyết định công nhận, thu hồi quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; quy định việc giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

+ Kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.

Kiểm định chất lượng giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Khung điểm chuẩn các tiêu chí kiểm định chất lượng trung tâm giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 208 trường đại học và cao đẳng sư phạm đạt chuẩn kiểm định chất lượng trong nước và quốc tế?
Hỏi đáp Pháp luật
8 tiêu chí và điểm đánh giá trường trung cấp, trường cao đẳng theo Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH quy đinh tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp có tiêu chuẩn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể khi nào từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có ít nhất bao nhiêu kiểm định viên cơ hữu làm việc toàn thời gian?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 810

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;