Kịch bản chương trình tổ chức trung thu cho trẻ mầm non mới nhất 2024?
Kịch bản chương trình tổ chức trung thu cho trẻ mầm non mới nhất 2024?
Trung thu 2024 sẽ rơi vào ngày 17/9/2024, dưới đây là kịch bản chương trình tổ chức trung thu cho trẻ mầm non nhà trường có thể tham khảo:
1. Giới thiệu chương trình tổ chức trung thu cho trẻ mầm non Các con yêu quý, mỗi đêm Trung thu, khi ánh trăng vàng rực rỡ chiếu sáng khắp trần gian, lòng ta lại rộn ràng với tiếng cười vui của trẻ thơ rước đèn phá cỗ. Các con có biết không, Trung thu không chỉ là dịp để gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau, mà còn là khoảnh khắc để các em thiếu nhi thỏa sức vui chơi, xem múa lân, và thưởng thức những chiếc bánh kẹo ngọt ngào. Trong mỗi chúng ta, ngày Tết Trung thu mang những ý nghĩa đặc biệt, những kỷ niệm ấm áp và yêu thương không thể nào quên. Như thường lệ hằng năm vào ngày tết Trung thu, trường mầm non .... tổ chức ngày hội cho các bé vui đón Trung thu ở trường, bên bạn bè và cô giáo của mình. Đến dự ngày hội "Vui hội trăng rằm" hôm nay, chúng ta vui mừng chào đón: Cô...............................................Hiệu trưởng trường mầm non ... (Vỗ tay) Cô...............................................(Vỗ tay) Cô...............................................(Vỗ tay) 2. Chương trình vui tết Trung thu: 2.1 Giới thiệu và gọi chị Hằng đến vui Trung thu với các bé Loa...loa....loa...loa... Trung thu ngày hội Đón chị Hằng Nga Cùng với chúng ta Múa ca mừng hội Loa....loa...loa...loa... Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi đi!!! (Tất cả trẻ em ngồi bên dưới sân cùng gọi to) - Chị Hằng Nga xuất hiện: "Chào các em! Hôm nay trăng tròn to và rất đẹp. Chị đố các em hôm nay là ngày gì?" - Trẻ em: "Ah, đúng rồi! Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết Trung thu. Chị Hằng xuống đây cùng vui chơi với các bé. Nào, chúng ta cùng múa hát đón chào tết Trung thu nhé!" (Chị Hằng Nga đi xuống cùng vui chơi và hát theo bài "Tết Suối Hồng" – 1 đoạn) - Chị Hằng Nga: "Hôm nay xuống cùng chị có một cậu bé nữa, các bé đoán xem cậu bé này là ai nhé! Cậu bé này hay ngồi gốc cây đa, lười biếng, để trâu ăn hết lúa. Là ai vậy các bé?" (Trẻ em đồng thanh: "Chú Cuội!") Chú Cuội xuất hiện và giao lưu với các bé: - Chú Cuội: "Chào các bạn nhỏ! Ôi, sao hôm nay đông vui quá vậy? Các bạn học ở trường nào thế?" - Trẻ em: "Chúng em học ở trường mầm non ...!" - Chú Cuội: "Hôm nay các bạn vui quá, có phải vì Trung thu không nào? Cuội nghe nói các bạn ở trường mầm non ... vừa xinh vừa học giỏi. Cuội đố bạn nào đọc được bài đồng dao về 'Chú Cuội' sẽ nhận được phần quà to ơi là to!" - (Mời các bé lên sân khấu và đọc bài đồng dao) - Chú Cuội: "Chị Hằng Nga ơi, nãy giờ vui quá em quên mất việc quan trọng này nè. Cuội đố chị Hằng Nga nhé, Tết Trung thu có từ bao giờ?" - Chị Hằng Nga: "Uhm... Chị chịu thua, vì sao vậy?" - Chú Cuội: "Mẹ em bảo rằng: Trung thu là ngày giữa mùa thu, là ngày trăng tròn nhất trong năm, đẹp nhất trong năm. Theo sách cổ truyền, ngày Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh ở nước Trung Quốc bây giờ đó chị." - Chị Hằng Nga: "Ah, vậy ah, giờ chị mới biết đó." - Chú Cuội: "Chị Hằng Nga ơi, em muốn xem văn nghệ quá. Em nghe nói các bé trường mầm non ... hát hay và múa đẹp lắm, phải không chị?" - Chị Hằng Nga: "Ah, từ từ chị sẽ mời Cuội thưởng thức nhé! Mời các bé và Cuội hướng mắt về sân khấu xem các tiết mục văn nghệ của các anh chị khối lá của trường mình biểu diễn nhé!" 2.2 Tiết mục Văn nghệ 2.3 Tổ chức trò chơi 2.4 Rước đèn phát quà 3. Kết thức chương trình Chương trình vui hội trăng rằm đến đây là kết thúc. Chị Hằng Nga và chú Cuội xin chào các em. Hẹn gặp lại các em vào Trung thu năm sau. Chào tạm biệt!!!! |
Lưu ý: Nội dung kịch bản chương trình tổ chức trung thu cho trẻ mầm non chỉ mang tính chất tham khảo!
Kịch bản chương trình tổ chức trung thu cho trẻ mầm non mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của giáo dục mầm non là gì?
Căn cứ Mục a Phần 1 Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT quy định mục tiêu của giáo dục mầm non như sau:
- Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một;
- Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục mầm non?
Căn cứ Mục C Phần 1 Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT các yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục mầm non bao gồm:
- Bảo đảm tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; bảo đảm tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.
- Phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?