Khung điểm chuẩn các tiêu chí kiểm định chất lượng trung tâm giáo dục nghề nghiệp?
Khung điểm chuẩn các tiêu chí kiểm định chất lượng trung tâm giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH quy định khung điểm chuẩn các tiêu chí kiểm định chất lượng trung tâm giáo dục nghề nghiệp như sau:
Như vậy, khung điểm chuẩn các tiêu chí kiểm định chất lượng trung tâm giáo dục nghề nghiệp sẽ được phân chia trên thang điểm 100 cụ thể tại bảng đã nêu.
Khung điểm chuẩn các tiêu chí kiểm định chất lượng trung tâm giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Điểm đánh giá giáo dục nghề nghiệp cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là mấy điểm và không đạt là mấy điểm?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Các tiêu chí và điểm đánh giá trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1. Các tiêu chí kiểm định chất lượng trung tâm giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là trung tâm):
Tiêu chí 1 - Sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý;
Tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo;
Tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động;
Tiêu chí 4 - Chương trình đào tạo, giáo trình;
Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo;
Tiêu chí 6 - Người học và hoạt động hỗ trợ người học;
Tiêu chí 7 - Giám sát, đánh giá chất lượng.
2. Điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 4 điểm, tiêu chuẩn không đạt yêu cầu là 0 điểm. Tiêu chuẩn đạt yêu cầu được xác định trên cơ sở trung tâm đáp ứng tiêu chuẩn và duy trì ít nhất trong 01 năm tính đến thời điểm đánh giá. Bảng tổng hợp các tiêu chí, số lượng tiêu chuẩn và điểm chuẩn của từng tiêu chí tại Phụ lục 02.
Như vậy, điểm đánh giá giáo dục nghề nghiệp cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 4 điểm và không đạt là 0 điểm.
Chi tiết tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết những tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Tiêu chí 1 - Sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý
+ Tiêu chuẩn 1.1: Sứ mạng, mục tiêu của trung tâm được xác định cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển của trung tâm và phù hợp với yêu cầu nhân lực trong các chiến lược phát triển của ngành, địa phương.
+ Tiêu chuẩn 1.2: Các văn bản quy định về tổ chức và quản lý của trung tâm theo hướng bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và được rà soát, điều chỉnh hằng năm. Tổ chức đảng, đoàn thể và các hội đồng tư vấn khác được thành lập theo quy định.
+ Tiêu chuẩn 1.3: Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ, tổ môn và các đơn vị trực thuộc trung tâm được quy định chức năng, nhiệm vụ, phân công rõ ràng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề, quy mô đào tạo và mục tiêu, sứ mạng của trung tâm.
- Tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo
+ Tiêu chuẩn 2.1: Quy chế tuyển sinh và các kế hoạch, chính sách tuyển sinh được xây dựng và triển khai phù hợp chương trình đào tạo các ngành, nghề, bảo đảm công bằng, khách quan. Công tác tuyển sinh được giám sát và cải tiến, bảo đảm tính phù hợp và hiệu quả.
+ Tiêu chuẩn 2.2: Hình thức, phương pháp đào tạo đa dạng, phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học và điều kiện của trung tâm. Phương pháp đào tạo được thực hiện kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng phối hợp làm việc của người học, tổ chức làm việc theo nhóm. Các loại hình, phương pháp đánh giá người học được thiết kế phù hợp, được rà soát, đánh giá và cải tiến để bảo đảm độ chính xác, công bằng, khách quan và định hướng người học đạt chuẩn đầu ra.
+ Tiêu chuẩn 2.3: Trung tâm xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo cho từng lớp, khóa học, học kỳ, đợt học. Kế hoạch đào tạo chi tiết đến mô-đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với hình thức đào tạo để người học đáp ứng chuẩn đầu ra.
+ Tiêu chuẩn 2.4: Các hoạt động đào tạo được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đã được phê duyệt; có sự phối hợp với đơn vị sử dụng lao động hoặc các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập.
- Tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động
+ Tiêu chuẩn 3.1: Trung tâm ban hành các quy định về tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, chế độ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động. Hằng năm, trung tâm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tiêu chuẩn 3.2: Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của trung tâm tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các tiêu chuẩn hiện hành khác, bảo đảm về số lượng, cơ cấu ngành, nghề và trình độ đáp ứng yêu cầu đào tạo của trung tâm.
+ Tiêu chuẩn 3.3: Nhà giáo giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo; thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo được phân công.
+ Tiêu chuẩn 3.4: Hằng năm, trung tâm có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo. Nhà giáo định kỳ được học tập, bồi dưỡng, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động để cập nhật kiến thức, công nghệ, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp hoặc theo yêu cầu đặc thù của ngành, nghề.
- Tiêu chí 4 - Chương trình đào tạo, giáo trình
+ Tiêu chuẩn 4.1: Trung tâm ban hành đầy đủ các chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo. Quá trình xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động. Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp, yêu cầu của ngành, nghề đào tạo và công bố công khai.
+ Tiêu chuẩn 4.2: Các chương trình đào tạo được định kỳ rà soát, đánh giá, cập nhật, cải tiến chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và sự phát triển của ngành, địa phương.
+ Tiêu chuẩn 4.3: Giáo trình được biên soạn hoặc lựa chọn, thẩm định, ban hành để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô-đun, môn học trong chương trình đào tạo, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
+ Tiêu chuẩn 4.4: Các giáo trình được định kỳ đánh giá, cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất và dịch vụ, đáp ứng sự đổi mới của chương trình đào tạo.
- Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
+ Tiêu chuẩn 5.1: Quy hoạch tổng thể các khuôn viên của trung tâm phù hợp với công năng, bền vững môi trường. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trung tâm theo quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành, đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.
+ Tiêu chuẩn 5.2: Các phòng học, phòng học chuyên môn hóa, khu vực thực hành, thực nghiệm, giáo dục thể chất có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo, bảo đảm các yêu cầu công nghệ và bảo vệ môi trường.
+ Tiêu chuẩn 5.3: Thiết bị, dụng cụ đào tạo đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo; được quản lý, bảo trì, bảo dưỡng, bảo đảm các yêu cầu sư phạm, an toàn sức khỏe và vệ sinh môi trường.
+ Tiêu chuẩn 5.4: Trung tâm thực hiện quản lý, cấp phát nguyên, nhiên, vật liệu bảo đảm đáp ứng kịp thời, đầy đủ theo kế hoạch và tiến độ đào tạo. Có đủ chương trình, giáo trình theo hình thức tài liệu in hoặc tài liệu điện tử phục vụ người học, nhà giáo, cán bộ quản lý nghiên cứu, tham khảo.
- Tiêu chí 6 - Người học và hoạt động hỗ trợ người học
+ Tiêu chuẩn 6.1: Các thông tin về ngành, nghề, chương trình đào tạo và việc tổ chức thực hiện: Quy chế đào tạo; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; nội quy, quy chế của trung tâm và các chế độ, chính sách đối với người học được mô tả rõ ràng, đầy đủ và công khai.
+ Tiêu chuẩn 6.2: Người học được bảo đảm hưởng các chế độ, chính sách theo quy định; được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế.
+ Tiêu chuẩn 6.3: Trung tâm có chính sách và thực hiện chính sách khen thưởng, động viên, khuyến khích người học đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện; hỗ trợ kịp thời cho người học trong quá trình học tập để hoàn thành nhiệm vụ học tập; tư vấn giới thiệu việc làm cho người học sau tốt nghiệp.
- Tiêu chí 7 - Giám sát, đánh giá chất lượng
+ Tiêu chuẩn 7.1: Hàng năm, trung tâm thực hiện khảo sát người học các ngành, nghề đào tạo về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo; chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên quan đến người học; thu thập ý kiến đơn vị sử dụng lao động và các bên liên quan về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp.
+ Tiêu chuẩn 7.2: Trung tâm thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng; có kế hoạch cụ thể và các biện pháp thực hiện việc cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở các ý kiến phản hồi, kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài (nếu có).
+ Tiêu chuẩn 7.3: Trung tâm có tỷ lệ từ 80% trở lên người học có việc làm trong vòng 6 tháng, kể từ khi tốt nghiệp.
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?
- 3+ mẫu bài văn tả cây cối lớp 4? Học sinh lớp 4 có được đánh giá theo phương pháp quan sát?
- Top 10 lời chúc tết của Hiệu trưởng? Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng trường THCS là 5 năm phải không?
- Mẫu 5+ viết thư cho người thân lớp 4? Học sinh lớp 4 phải biết giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống?
- 7+ viết Đoạn văn về ngày Tết bằng Tiếng Anh ngắn gọn (đi kèm bản dịch)? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học của Môn Tiếng Anh?
- Mẫu viết thư gửi cho một người thân ở xa để hỏi thăm và kể về tình hình gia đình em lớp 4?