Không tổ chức lễ khai giảng tại nơi có mưa lớn có nguy cơ sạt lở ngập úng từ Nghệ An trở ra?

Vừa qua Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã có Công điện Không tổ chức lễ khai giảng tại nơi có mưa lớn có nguy cơ sạt lở ngập úng từ Nghệ An trở ra?

Không tổ chức lễ khai giảng tại nơi có mưa lớn có nguy cơ sạt lở ngập úng từ Nghệ An trở ra?

Ngày 04/9/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã có Công điện 1170/CĐ-BGDĐT về chủ động ứng phó bão số 3 (bão yagi).

Trong đó, Bộ trưởng yêu cầu Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh thành phía bắc từ Nghệ An trở ra thực hiện nghiêm một số nội dung nhằm ứng phó bã số 3 (bão yagi) trong đó có nội dung tuyệt đối không tổ chức lễ khai giảng tại nơi có mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng.

Trước đó theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 tại Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 thì sẽ tổ chức lễ khai giảng trên toàn quốc vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.

Không tổ chức lễ khai giảng tại nơi có mưa lớn có nguy cơ sạt lở ngập úng từ Nghệ An trở ra?

Không tổ chức lễ khai giảng tại nơi có mưa lớn có nguy cơ sạt lở ngập úng từ Nghệ An trở ra? (Hình từ Internet)

Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 như thế nào?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 như sau:

- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.

- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.

- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.

- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.

- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo Điều 3 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Báo cáo tình hình chuẩn bị năm học mới cho ai?

Tại Điều 3 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có quy định như sau:

Trách nhiệm thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định:
a) Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phù hợp với thực tiễn của địa phương.
b) Thời gian tựu trường sớm và thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày so với quy định tại Điều 1 của Quyết định này để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong trường hợp ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; đối với các trường hợp đặc biệt phát sinh, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi thực hiện.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.
b) Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về:
- Tình hình chuẩn bị năm học và tình hình tổ chức khai giảng năm học 2024 - 2025 trước ngày 10 tháng 9 năm 2024;
- Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 và kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua, đề nghị xét khen thưởng năm học trước ngày 25 tháng 6 năm 2025.

Như vậy, trước ngày 10 tháng 9 năm 2024 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phải báo cáo tình hình chuẩn bị năm học mới và tình hình tổ chức khai giảng năm học 2024 2025 về cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương thế nào?

Căn cứ Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương như sau:

- Kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).

- Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.

- Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.

- Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.

- Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

Khai giảng năm học mới
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
STT, Caption chúc mừng khai giảng năm học mới 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Không tổ chức lễ khai giảng tại nơi có mưa lớn có nguy cơ sạt lở ngập úng từ Nghệ An trở ra?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Thư chúc mừng năm học mới của Chủ tịch nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc mừng khai giảng năm học mới 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài phát biểu khai giảng năm học mới của giáo viên THCS 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu vẽ bảng khai giảng năm học 2024 2025 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư mời khai giảng năm học mới 2024-2025 trường tiểu học ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy mời khai giảng năm học mới 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kịch bản lễ khai giảng trường tiểu học năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu diễn văn khai giảng năm học mới 2024 2025 trường THCS, THPT?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 140
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;