Khi nào thì bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên?
Khi nào thì bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên?
Vào ngày 30/10/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT, quy định về tiêu chuẩn và điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học. Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/12/2024 và thay thế Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT.
Theo nội dung của Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT không còn đưa ra quy định về tiêu chuẩn và điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Điều này nằm trong khuôn khổ thực hiện Nghị định 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ, đã bãi bỏ các quy định liên quan đến thi thăng hạng viên chức, đồng thời không quy định nội dung, hình thức cũng như cách xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng kể từ ngày 07/12/2023.
Với quy định mới, từ ngày 15/12/2024, việc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên chính thức bị loại bỏ. Thay vào đó, giáo viên có thể đăng ký xét thăng hạng dựa trên việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và số năm công tác.
Khi nào thì bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên? (Hình từ Internet)
Hệ số lương của giáo viên các cấp hiện nay theo hạng chức danh nghề nghiệp như thế nào?
Theo hướng dẫn tại 04 Thông tư của Bộ GD&ĐT gồm Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT và được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT thì hệ số lương giáo viên các cấp hiện nay như sau:
- Giáo viên mầm non
+ Giáo viên mầm non hạng 3, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
+Giáo viên mầm non hạng 2, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
+Giáo viên mầm non hạng 1, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
- Giáo viên tiểu học
+ Giáo viên tiểu học hạng 3, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
+ Giáo viên tiểu học hạng 2, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
+ Giáo viên tiểu học hạng 1, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
- Giáo viên trung học cơ sở
+ Giáo viên trung học cơ sở hạng 3, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
+Giáo viên trung học cơ sở hạng 2, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
+Giáo viên trung học cơ sở hạng 1, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
- Giáo viên trung học phổ thông
+Giáo viên trung học phổ thông hạng 3, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
+Giáo viên trung học phổ thông hạng 2, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
+Giáo viên trung học phổ thông hạng 1, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Có phải giáo viên nào cũng được tăng lương cơ sở hay không?
Căn cứu theo Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì có quy định cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người hưởng lương, phụ cấp áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
b) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
c) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
d) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
...
Như vậy, thông qua quy định trên thì chỉ có giáo viên là viên chức làm ở các trường công lập hoặc giáo viên làm việc theo hợp đồng 111 thì mới tăng lương cơ sở dựa trên Nghị 73/2024/NĐ-CP.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?