Khi nào được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm?
- Khi nào được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm?
- Điều kiện dự tuyển cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do cơ quan có thẩm quyền nào ban hành?
- Học viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có quyền và nhiệm vụ như thế nào?
- Giảng viên giảng dạy bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có nhiệm vụ và quyền như thế nào?
Khi nào được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm?
Căn cứ theo Điều 13 Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT quy định về cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm như sau:
Cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
1. Người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi:
a) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo Quy định này;
b) Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các học viên đạt các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Như vậy, người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi:
- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo Quy định;
- Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi nào được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm? (Hình từ Internet)
Điều kiện dự tuyển cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
Căn cứ theo Điều 9 Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 27/2012/TT-BGDĐT có quy định điều kiện dự tuyển cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là:
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.
- Có đủ sức khoẻ để tham gia bồi dưỡng.
- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn theo quy định của cơ sở bồi dưỡng.
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do cơ quan có thẩm quyền nào ban hành?
Căn cứ theo Điều 11 Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 27/2012/TT-BGDĐT có quy định về
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
1. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thể hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng; quy định kiến thức, kỹ năng, phương pháp bồi dưỡng, cách thức đánh giá kết quả bồi dưỡng.
2. Trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các cơ sở bồi dưỡng xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng bồi dưỡng cụ thể
Như vậy, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Học viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có quyền và nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT quy định học viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có quyền và nhiệm vụ như sau:
- Nhiệm vụ của học viên:
+ Thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học trong thời gian bồi dưỡng;
+ Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở bồi dưỡng;
+ Chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ sở bồi dưỡng;
+ Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở bồi dưỡng.
- Quyền của học viên:
+ Được cơ sở đào tạo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về quá trình học tập;
+ Được sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị học tập của cơ sở bồi dưỡng và cơ sở đặt lớp bồi dưỡng;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Giảng viên giảng dạy bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có nhiệm vụ và quyền như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền của giảng viên như sau:
Nhiệm vụ và quyền của giảng viên
1. Nhiệm vụ của giảng viên:
a) Giảng dạy, hướng dẫn học viên tự học, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học;
b) Thường xuyên cập nhật kiến thức, cải tiến phương pháp dạy học, tư vấn, giúp đỡ học viên để nâng cao chất lượng bồi dưỡng;
c) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, nội quy của cơ sở bồi dưỡng.
2. Quyền của giảng viên:
a) Được giảng dạy đúng chuyên môn;
b) Được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giảng viên giảng dạy bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có nhiệm vụ và quyền như sau:
- Nhiệm vụ của giảng viên:
+ Giảng dạy, hướng dẫn học viên tự học, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học;
+ Thường xuyên cập nhật kiến thức, cải tiến phương pháp dạy học, tư vấn, giúp đỡ học viên để nâng cao chất lượng bồi dưỡng;
+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, nội quy của cơ sở bồi dưỡng.
- Quyền của giảng viên:
+ Được giảng dạy đúng chuyên môn;
+ Được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Trường Đại học Nguyễn Huệ còn được gọi là? 3 yêu cầu cần có trong tuyển sinh đại học là gì?
- Gokids phần mềm giáo dục gì? Tính năng nổi bật của Gokids phần mềm giáo dục ra sao?
- Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?
- Cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
- Top mẫu Đề thi cuối kì 1 GDCD 7 năm 2024 2025? Ngôn ngữ chữ viết đối với học sinh cấp 2 được quy định ra sao?
- Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12? Các thiết bị nào dùng để thực hành dạy học môn Sinh học lớp 12?
- Chi tiết 02 đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt đi kèm đáp án? Những kiến thức Tiếng Việt nào mà học sinh lớp 1 sẽ được học?
- WWW là gì? WWW ra đời năm nào? Học sinh ở lớp mấy thì bắt đầu học môn Tin học?
- Trình độ thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
- Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5 đi kèm đáp án? Môn Tiếng Anh lớp 5 có những kiến thức ngôn ngữ gì?