Khi nào du học sinh ngân sách nhà nước phải bồi hoàn chi phí đào tạo?

Trong các trường hợp nào thì du học sinh ngân sách nhà nước phải bồi hoàn chi phí đào tạo cho nhà nước?

Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/2021/NĐ-CP thì du học sinh học bổng ngân sách nhà nước là công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập được nhận toàn phần hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí và các chi phí khác liên quan đến học tập từ một hoặc nhiều nguồn trong các nguồn kinh phí sau đây:

- Học bổng ngân sách nhà nước cấp trong khuôn khổ hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài;

- Học bổng ngân sách nhà nước cấp thông qua các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

- Học bổng do Chính phủ nước ngoài, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), chính quyền các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoặc cá nhân tài trợ thông qua Chính phủ Việt Nam (sau đây gọi chung là học bổng do phía nước ngoài đài thọ).

Khi nào du học sinh ngân sách nhà nước phải bồi hoàn chi phí đào tạo?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước như sau:

Quyền và trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước
...
2. Trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước
a) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại; trong trường hợp vi phạm, tùy tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật của các bên có liên quan;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục nước ngoài và cam kết, quy định của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác), cơ quan cử đi học; giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị với các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư nước sở tại;
c) Thực hiện đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định hiện hành và cập nhật thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu quy định tại Điều 4 Nghị định này;
d) Không được tự ý bỏ học; thực hiện đúng quy định về thời gian học, trình độ đào tạo, ngành học, nước đi học và cơ sở giáo dục theo quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Thông báo cho cơ quan cử đi học trước 10 ngày làm việc trước khi về nước thực tập, thu thập tài liệu, được nghỉ học, nghỉ lễ theo quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài đối với du học sinh quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
e) Gửi báo cáo tiến độ học tập (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và bản sao kết quả học tập có xác nhận của cơ sở đào tạo nước ngoài qua đường bưu điện hoặc trực tiếp hoặc trực tuyến cho cơ quan cử đi học sau mỗi kỳ học, năm học;
g) Phải bồi hoàn chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này nếu không hoàn thành nghĩa vụ học tập hoặc không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tốt nghiệp đối với du học sinh quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
h) Thực hiện các quy định hiện hành về cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của Đảng (đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức và là đảng viên);
i) Bảo vệ các tài liệu, thông tin có bí mật nhà nước được quy định tại Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, thông tin bảo vệ chính trị nội bộ;
k) Không lợi dụng việc học tập hay bất kỳ hình thức nào khác để thực hiện các hoạt động tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước đối tác.

Như vậy, du học sinh học bổng ngân sách nhà nước phải bồi hoàn chi phí đào tạo khi không hoàn thành nghĩa vụ học tập hoặc không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tốt nghiệp.

Khi nào du học sinh ngân sách nhà nước phải bồi hoàn chi phí đào tạo?

Khi nào du học sinh ngân sách nhà nước phải bồi hoàn chi phí đào tạo? (Hình từ Internet)

Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước có các quyền gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 86/2021/NĐ-CP thì du học sinh ngân sách nhà nước có các quyền sau đây:

- Được về nước thực tập, thu thập tài liệu đề phục vụ chương trình học tập; được hưởng các kỳ nghỉ trong thời gian học tập theo quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài; được về nước, đi thăm thân nhân ở nước khác (nước thứ ba) nếu được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đồng ý;

- Được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ về lãnh sự, bảo vệ quyền lợi chính đáng trong thời gian học tập ở nước ngoài theo quy định;

- Được hưởng toàn phần hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí và các chi phí khác liên quan đến học tập ở nước ngoài bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với du học sinh quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này hoặc do phía nước ngoài đài thọ đối với du học sinh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/2021/NĐ-CP.

Du học sinh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cử đi học nước ngoài năm 2025 mới nhất theo Thông tư 20?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 14/01/2025, thẩm quyền xử lý thủ tục cử đi học nước ngoài được chuyển từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh nhận học bổng ngân sách nhà nước cần có đạo đức tốt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyển sinh đi học nước ngoài có cần xét tuyển không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị chủ trì tuyển sinh đi học nước ngoài là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Du học sinh đăng ký kết hôn ở nước ngoài tại cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước nhận được những nguồn kinh phí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin tuyển sinh học bổng dành cho lãnh đạo trẻ của Chính phủ Nhật Bản 2025?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;