Khi nào có thông báo nhập học đại học 2024?

Thông báo nhập học đại học khi nào có? Sinh viên phải làm gì khi đã bị lừa đảo đóng tiền nhập học qua tin nhắn điện thoại?

Khi nào có thông báo nhập học đại học 2024?

Căn cứ theo Mục 3 Kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024 có quy định như sau:

"Thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 19/8/2024"

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì thí sinh dùng tài khoản đã được cấp và đăng nhập vào hệ thống xét tuyển để xem kết quả trúng tuyển đại học lần 1 chậm nhất vào 17 giờ 00 ngày 19/8/2024.

Vì vậy đồng nghĩa rằng chậm nhất là sau 17 giờ 00 ngày 19/8/2024 sẽ có thông báo trúng tuyển đại học đợt 1.

Khi thí sinh xác nhận nhập học bằng tại khoản trên hệ thống của Bộ giáo dục và Đào tạo thì khi xem kết quả trúng tuyển thì thí sinh sẽ được thông báo đã trúng tuyển hay chưa.

Nếu trúng tuyển thì thí sinh sẽ được gửi kèm theo trình tự hồ sơ nhập học và thời gian nhập học cụ thể của trường đại học đó. Thời gian nhập học còn tùy vào các trường đại học quyết định.

Khi nào có thông báo nhập học đại học?

Khi nào có thông báo nhập học đại học? (Hình từ Internet)

Người gửi thông báo nhập học giả cho tân sinh viên để lừa tiền bị truy cứu hình như thế nào?

Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a và điểm c khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có thể thấy rằng theo đó người thực hiện hành vi lừa đảo qua tin nhắn điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản người khác với số tiền từ 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Mức truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất đối với hành vi lừa đảo qua tin nhắn điện thoại nhằm chiểm đoạt tài sản có thể lên đến 20 năm hoặc tù chung thân

Như vậy, cá nhân nào giả mạo trường đại học để gửi thông báo nhập học cho sinh viên nhằm lựa đảo học sinh nộp học phí thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo qua tin nhắn điện thoại nhằm chiểm đoạt tài sản có thể lên đến 20 năm hoặc cao nhất là tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khi sinh viên phát hiện tin nhắn lừa đảo nhập học thì sẽ phải làm gì?

Sinh viên phải làm gì khi đã bị lừa đảo đóng tiền nhập học qua tin nhắn điện thoại?

Khi phát hiện được hành vi giả mạo cần liên hệ ngay với trường đại học đó để trường cảnh báo đến các học sinh khác ngay lập tức, đồng thời sinh viên cần báo ngay cho công an gần nhất để xử lý. Căn cứ theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người dùng có thể tố giác hành vi phạm tội của các đối tượng xấu có hành vi lừa đảo qua tin nhắn điện thoại đến các cơ quan sau:

- Cơ quan điều tra;

- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát các cấp;

- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Tuyển sinh Đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào có thông báo nhập học đại học 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên vi phạm quy chế tuyển sinh đại học thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thí sinh có hành vi gian lận trong quá trình đăng ký dự tuyển sẽ bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ hoàn thiện các phương thức tuyển sinh 2025 bảo đảm phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Hủy xác nhận nhập học đại học có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường Đại học gửi thông báo nhập học cho sinh viên khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiều thí sinh có cùng điểm trúng tuyển thì có xét đến tiêu chí phụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí trường Đại học Tài chính Marketing 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí Nông Lâm 2024 hệ chính quy là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học có phải công khai chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh đại học không?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 39
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;