Khen thưởng học viên học Chương trình xóa mù chữ thế nào?

Đánh giá định kỳ đối với học viên Chương trình xóa mù chữ và khen thưởng học viên học Chương trình xóa mù chữ, sẽ được quy định như thế nào?

Khen thưởng học viên học Chương trình xóa mù chữ như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

Khen thưởng
1. Thủ trưởng cơ sở giáo dục tặng giấy khen cho học viên:
a) Khen thưởng danh hiệu Học viên tiêu biểu giai đoạn 1 cho những học viên được đánh giá kết quả giáo dục kì học thứ nhất, kì học thứ 2 và kì học thứ 3 đạt mức Hoàn thành tốt.
b) Khen thưởng danh hiệu Học viên tiêu biểu giai đoạn 2 cho những học viên được đánh giá kết quả giáo dục kì học thứ 4 và kì học thứ 5 đạt mức Hoàn thành tốt.
c) Đối với học viên đạt danh hiệu Học viên tiêu biểu giai đoạn 1 và đạt danh hiệu Học viên tiêu biểu giai đoạn 2 thì được khen thưởng danh hiệu Học viên tiêu biểu xuất sắc.
2. Học viên có thành tích đặc biệt được cơ sở giáo dục xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Theo đó, học viên có thành tích đặc biệt được cơ sở giáo dục xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng. Thủ trưởng cơ sở giáo dục tặng giấy khen cho học viên đạt các danh hiệu.

Khen thưởng học viên học Chương trình xóa mù chữ thế nào?

Khen thưởng học viên học Chương trình xóa mù chữ thế nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo trong đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ?

Theo Điều 14 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo như sau:

Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm

- Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đánh giá học viên thuộc phạm vi quản lí.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng hồ sơ đánh giá, học bạ của học viên trong trường hợp triển khai hồ sơ đánh giá, học bạ điện tử.

-Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện đánh giá học viên về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Điều 8 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT.

Phòng Giáo dục và Đào tạo: chỉ đạo Thủ trưởng các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện đánh giá học viên trên địa bàn; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo: chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này tại địa phương.

Đánh giá định kỳ đối với học viên Chương trình xóa mù chữ như thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ đối với học viên Chương trình xóa mù chữ như sau:

* Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học:

- Bài kiểm tra định kỳ

+ Trong mỗi kì học, mỗi môn học có 04 (bốn) bài kiểm tra định kỳ tại các thời điểm phù hợp với tiến độ thực hiện chương trình, trong đó có 03 (ba) bài kiểm tra trong kỳ học và 01 (một) bài kiểm tra cuối kì học. Điểm kiểm tra cuối kì học được tính hệ số 2, các điểm kiểm tra trong kỳ học được tính hệ số 1;

+ Đề kiểm tra của mỗi môn học được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt của mỗi môn học được quy định trong Chương trình xóa mù chữ. Không thực hiện đánh giá định kỳ đối với cụm chuyên đề học tập;

+ Đối với môn Tiếng Việt và môn Toán thời gian làm bài kiểm tra định kì là 70 phút. Đối với các môn học còn lại thời gian làm bài kiểm tra định kỳ là 35 phút;

+ Bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm 10. Điểm kiểm tra là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số;

+ Học viên thiếu bài kiểm tra định kì thì được kiểm tra bù. Việc kiểm tra bù được thực hiện theo từng kỳ học. Trường hợp học viên không tham gia kiểm tra bù thì được nhận 0 (không) điểm đối với bài kiểm tra đó.

- Vào cuối các kì học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học để đánh giá học viên đối với từng môn học theo các mức sau:

+ Hoàn thành tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học;

+ Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học;

+ Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học.

* Đánh giá định kì về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực:

Vào cuối các kì học, giáo viên thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học viên, đánh giá theo các mức sau:

- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;

- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ nhưng chưa thường xuyên;

- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Xóa mù chữ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp tỉnh ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp huyện ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng về nội dung giáo dục Chương trình Xóa mù chữ theo quy định mới nhất ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Chương trình xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp xã ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình học môn Tiếng Việt trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình học môn Toán trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội tại Chương trình Xóa mù chữ có mục đích và yêu cầu ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ mới nhất được quy định ở đâu?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;