Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 2025?
- Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 2025 như thế nào?
- Mục đích, yêu cầu của việc triển khai kế hoạch Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025?
- Nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục là gì?
Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 2025 như thế nào?
Ngày 10/12/2024, nhằm thực hiện Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch 1833/KH-BGDĐT năm 2024 triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 - 2025.
Cụ thể, căn cứ theo Mục 2 Kế hoạch 1833/KH-BGDĐT năm 2024 thì nội dung kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 - 2025 đề ra 04 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như sau:
(1) Công tác truyền thông:
- Tiếp tục xây dựng nội dung, cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của Đề án 1665 tại địa chỉ: http://dean1665.vn, Cổng TTĐT của Bộ GDĐT tại địa chi: https://moet.gov.vn, Fanpage của Chương trình tại địa chỉ: https://www.facebook.com/khoinghiepquocgiaHSSV và trên các phương tiện, thông tin, truyền thông khác.
- Xây dựng các video clip định hướng nội dung, hình thức triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp để các cơ sở giáo dục, đào tạo tuyên truyền cho HSSV.
- Truyền thông về Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên và Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VII.
(2) Công tác hỗ trợ đào tạo:
- Củng cố, phát triển mạng lưới cán bộ tư vấn, hỗ sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo, mạng lưới cán bộ tư vấn hướng nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường phổ thông; hướng dẫn, giao nhiệm vụ, phát huy hiệu quả đội ngũ cán bộ trong công tác tư vấn, phát triển các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại các địa phương.
- Tham mưu ban hành khung kỹ năng bồi dưỡng, tư vấn, nghề nghiệp việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp cho HSSV phù hợp với từng cấp học;
- Tổ chức xây dựng tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng về tư vấn, nghề nghiệp việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV.
- Tổ chức giao lưu truyền cảm hứng khởi nghiệp cho HSSV các cơ sở đào tạo đào tạo, các Sở GDĐT.
- Tổ chức các khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị doanh nghiệp cơ bản, chuyên sâu thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 cho các sinh viên, nhóm sinh viên khởi nghiệp.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ công nghệ; tư vấn tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
(3) Tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp:
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư khu cơ sở kỹ thuật và ươm tạo hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 03 khu vực Bắc, Trung, Nam.
- Tăng cường kết nối với các doanh nghiệp hỗ trợ các cơ sở giáo dục hình thành các không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp để tạo môi trường cho các nhóm HSSV có điều kiện giao lưu, tìm hiểu kiến thức, hình thành ý tưởng, dự án khởi nghiệp.
- Hướng dẫn các cơ sở GDĐH, các Sở GDĐT phối hợp với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thí điểm triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển các CLB khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
(4) Quản lý điều hành Đề án:
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai các nội dung Đề án 1665.
- Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, hỗ trợ các nhà trường, các Sở GDĐT xây dựng các hoạt động hỗ trợ HSSV khởi nghiệp.
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Bộ Tiêu chí đánh giá công tác hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của cơ sở giáo dục đại học.
- Tổ chức “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên” lần thứ VII và Hội nghị tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp” giai đoạn 2026 - 2035.
Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 2025 như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Mục đích, yêu cầu của việc triển khai kế hoạch Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025?
Căn cứ theo Mục 1 Kế hoạch 1833/KH-BGDĐT năm 2024 có quy định về mục đích, yêu cầu của việc ban hành kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 - 2025 như sau:
- Tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên (HSSV) về khởi nghiệp, giúp HSSV chủ động tiếp cận với hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp trong và ngoài nhà trường.
- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo, các Sở GDĐT tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án theo chiều sâu, tập trung việc thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cấp, huy động sự tham gia của tập thể cán bộ lãnh đạo, giảng viên, giáo viên và cán bộ nhân viên các cơ sở giáo dục tập trung xây dựng mô hình hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, đào tạo phù hợp với đặc điểm từng đơn vị.
-Tăng cường kết nối, thay đổi phương pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV trong các cơ sở giáo dục; thúc đẩy tạo môi trường hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, hình thành các dự án khởi nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế, ưu tiên việc nghiên cứu, thực hành trải nghiệm trong các môi trường doanh nghiệp; tiếp tục hình thành các Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, các dự án khởi nghiệp tại cộng đồng; tích cực chuyển giao các kết quả nghiên cứu, các tài sản trí tuệ của giảng viên, sinh viên.
- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo, các Sở GDĐT kết nối các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục.
Nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đó là:
- Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định.
- Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và toàn khóa học đối với cơ sở giáo dục đại học; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo (tỷ lệ tăng hằng năm không quá 15% đối với đào tạo đại học;
Tỷ lệ tăng không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông) và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội.
- Học sinh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được nhà nước chi trả tối đa bằng mức học phí đối với học sinh cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục tiểu học, quy mô học sinh tiểu học trên địa bàn và định mức học sinh/lớp cấp tiểu học theo quy định để xây dựng tiêu chí xác định các địa bàn không đủ trường công lập trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tại các trường tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập theo từng năm học;
Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 Toán 10 có đáp án? Học sinh lớp 10 được học các kiến thức gì trong môn Toán?